Monday, April 13, 2020

KHOÁ 13 THỐNG NHẤT - TRƯỜNG VÕ BỊ LIÊN QUÂN ĐÀ LẠT



 Tháng 4 năm 2008

SƠ LƯỢC
Nhập Trường: 24-04-1956
Số Ứng Viên Nhập Trường: 210
Mãn Khóa: 13-04-1958
Chủ Tọa Lễ Mãn Khóa: Tổng Thống Ngô Đình Diệm
Số Sĩ Quan Tốt Nghiệp: 179 Thiếu Úy + 19 Chuẩn Úy
Tên Khóa: Thống Nhất
Thủ Khoa: Nguyễn Văn Bá

HỆ THỐNG TỔ CHỨC
Khóa 13 (K13) là khóa thứ hai được áp dụng "HỆ THỐNG TỰ CHỈ HUY", bắt đầu từ K12, nên tổ chức đơn vị có nhiều thay đổi. Hệ Thống Tự Chỉ Huy (HTTCH) được mô phỏng theo truyền thống của Trường Võ Bị West Point Hoa Kỳ.
• Chỉ Huy Trưởng: Trung Tá Nguyễn Văn Thiệu
• Chỉ Huy Phó: Thiếu Tá Nguyễn Văn Bích, sau đó là Thiếu Tá L. Trọng Song
• Trưởng Phòng Quân Huấn: Thiếu Tá Nguyễn Vĩnh Nghi, sau đó Thiếu Tá
Nguyễn Khắc Tuân, cựu cầu thủ bóng t ròn Ngôi Sao Gia Định, thay thế
• Phụ Tá Hành Chánh: Thiếu Tá Phan Như Hiên, sau đó Thiếu Tá Trần Ngọc Châu thay
• Tiểu Đoàn Trưởng Tiểu Đoàn Sinh Viên Sĩ Quan (SVSQ): Thiếu Tá Đỗ Ngọc Nhận
Đa số ứng viên nhập học được tuyển từ thí sinh dân chính, một số nhỏ là hạ sĩ quan tại ngũ có bằng Trung Học, đủ điều kiện và trúng tuyển kỳ thi nhập học. Ngoài ra còn có một số quân nhân thuộc lực lượng Địa Phương Quân và một số hạ sĩ quan có kinh nghiệm chiến đấu thuộc Sư Đoàn 3 Dã Chiến theo học với tư cách dự thính viên.
K13 thoạt đầu được tổ chức thành 3 Đại Đội (ĐĐ) SVSQ, có tên là ĐĐ 1, ĐĐ 2 và ĐĐ 3:
• Đại đội Trưởng ĐĐ 1: Đại Úy Nguyễn Văn Hào, sau đó là Đại Úy Bùi Trạch Dzần
• Đại Đội Trưởng ĐĐ 2: Đại U. Nguyễn Mạnh Hoàng, sau đó là Đại Úy Nguyễn Văn Kiểm
• Đại Đội Trưởng ĐĐ 3: Trung Úy Phạm Ngọc Thịnh, sau đó là Đại U. Nguyễn Qu. Thân
Bước sang năm thứ hai và sau khi K14 nhập trường, cơ cấu tổ chức của SVSQ được cải đổi từ Tiểu Đoàn SVSQ thành Liên Đoàn SVSQ, với 2 Tiểu Đoàn SVSQ và từ 3 Đại Đội SVSQ trở thành 4 Đại Đội:
• Liên Đoàn Trưởng LĐ SVSQ: Thiếu Tá Đỗ Ngọc Nhận
• Tiểu Đoàn Trưởng TĐ 1: Đại Úy Quách Huỳnh Hà
• Tiểu Đoàn Trưởng TĐ 2: Đại Úy Nguyễn Văn Chúc
• 4 Đại Đội mang danh hiệu ĐĐ 1, ĐĐ 2, ĐĐ 5 và ĐĐ 6
Doanh trại cũng được sắp xếp lại, khu vực trường cũ bằng gỗ dùng làm Bộ Chỉ Huy, văn phòng các Khối, các Ban, và phòng học cho SVSQ. Phòng ngủ SVSQ được chuyển sang khu nhà gạch nguyên trước là Bệnh Viện Catroux của Quân Đội Pháp.
Hệ Thống Tự Chỉ Huy của SVSQ với chế độ "Niên Trưởng" đã có bắt đầu từ K12.
Các SVSQ Cán Bộ Tiểu Đoàn, Đại Đội, Trung Đội là những SVSQ có điểm cao sau kỳ thi sát hạch giai đoạn Tân Khóa Sinh (2 tháng). SVSQ Cán Bộ phụ trách đơn vị mình trong sinh hoạt hàng ngày và được trang bị kiếm chỉ huy để chỉ huy đơn vị trong các cuộc lễ lớn và diễn hành. Nhiệm vụ của SVSQ Cán Bộ trong HTTCH là phụ tá cho các sĩ quan cán bộ và được giám sát chặt chẽ.
Cũng bước sang năm thứ hai, Bộ Chỉ Huy có nhiều thay đổi, Trung Tá Hồ Văn Tố về Trường giữ chức vụ Chỉ Huy Trưởng (CHT) thay thế Trung Tá Nguyễn Văn Thiệu được đề cử tháp tùng Tổng Thống Ngô Đình Diệm công du Đài Loan. Khi trở về Trường, Trung Tá Thiệu tiếp tục lại chức vụ CHT. Thiếu Tá Vũ Quang về làm Liên Đoàn Trưởng Liên Đoàn SVSQ thay thế Thiếu Tá Đỗ Ngọc Nhận. Giai đoạn cuối của khóa tại Trường, Thiếu Tá Phan Thông Tràng thay thế Thiếu Tá Vũ Quang.

CHƯƠNG TRÌNH HUẤN LUYỆN
Huấn Luyện Quân Sự
Mục đích của Trường Võ Bị Liên Quân Đà Lạt (TVBLQĐL) là đào tạo các sĩ quan khi ra trường đảm nhiệm chức vụ chỉ huy các đơn vị trung đội Bộ Binh. Ngoài chương trình huấn luyện tác chiến Bộ Binh, K13 còn được huấn luyện thêm kiến thức căn bản về các binh chủng, để khi ra trường có kinh nghiệm phối hợp tác chiến khi chiến trường đòi hỏi. Từ quan niệm đó, SVSQ TVBLQĐL được biết đến qua từ ngữ "Đa Năng Đa Hiệu".
Về Trọng Pháo, SVSQ được thực tập sử dụng và bắn súng cối 81 ly, tính yếu tố tác xạ dùng bảng tính M10 (Plotting Board M10), sử dụng máy nhắm, tiêu mốc, tiếp đạn, nạp đạn, gióng hướng súng và điều chỉnh tác xạ như một tiền sát viên pháo binh.
Về Thiết Giáp, SVSQ thực tập các chiến thuật thiết giáp căn bản, hành quân nhị thức bộ binh thiết giáp, tập sử dụng các loại súng đặt trên xe thiết giáp Half Track, Command Car.
Về Công Binh, SVSQ thực tập bắc cầu phao bằng xuồng M-2, thực tập thiết lập cầu ghép Bailey, học đặt và tháo gỡ các loại mìn cá nhân, mìn chống chiến xa, xem biểu diễn ráp ghép cầu.
Các môn học khác cũng được học rất kỹ như Chiến Thuật, Tác Chiến Trong Rừng,Vũ Khí, Địa Hình, Truyền Tin, Quân Xa. Trước khi ra trường, SVSQ được học lái xe và thi lấy bằng lái xe hạng nhẹ.
Các Trưởng Khoa:
• Chiến Thuật: Đại U. Khiêu Hữu Diêu, sau đó Đại U. Đoàn Công Hậu thay thế
• Vũ Khí: Đại U. Trương Tấn Thục, Trung U. Nguyễn Nghiệp Kiến thay thế
• Truyền Tin: Đại U. Mai Lương Tễ, Trung U. Nguyễn Quang Thông thay thế
• Địa Hình: Trung U. Đàm Tô, sau đó giải ngũ, Đại U. Vũ Đình Chung thay thế
• Công Binh: Đại U. Nguyễn Văn Quý
• Quân Xa: Đại U. Nguyễn Văn Thắng, Trung U. Huỳnh Văn Chánh thay thế
• Thể Dục Quân Sự: Trung U. Trịnh Hùng Anh

Giảng Dạy Văn Hoá
SVSQ được trau dồi văn hóa qua các môn Anh Văn, Toán, L. Hóa, Việt Văn, Sử, Địa, v.v. Chương trình văn hóa cũng là trọng tâm của khóa học, nhằm mục đích tăng kiến thức khoa học và nhân văn cho các sĩ quan tương lai. Trường tổ chức Khối Văn Hóa, với nhiều giáo sư nổi tiếng ở Sài Gòn về giảng dạy:
• Trưởng Khối Văn Hóa: Giáo Sư Đỗ Trí Lễ
• Việt Văn: Ô. Lê Ngọc Huỳnh, Ô. Ngô Văn Chương
• Anh Văn: Ô. Hoàng Thế Huân; sau đi làm cho Đài VOA (Voice of America), Ô. Tạ Văn Thắng tốt nghiệp ở Úc về thay thế
• Sử, Địa: Ô. Nguyễn Văn Điều, Ô. Đỗ Kim Bảng (nhạc sĩ tác giả bài hát Mùa Thi)
• Pháp Văn: Ô. Đoàn Mười và Thiếu Tá Nguyễn Văn Tất (SVSQ thường gọi thân mật là Bon Papa)
• Toán: Trung U. Nguyễn Hữu Yên và Ô. Ngô Trọng Anh
• L. Hóa: Ô. Trần Vĩnh Kiến (về sau đắc cử Thượng Nghị Sĩ)
Ngoài ra, Trường còn mời các nhân sĩ để thuyết trình cho SVSQ các đề tài liên quan đến nhiều lãnh vực như chính trị, kinh tế, xã hội, luật pháp, v.v…

THỜI GIAN KHÓA HỌC
K13 có chương trình học 2 năm tại Trường và 1 năm du học tại Hoa Kỳ, đây là khóa đầu tiên của TVBLQĐL với thời gian thụ huấn dài nhất là 3 năm so với các khóa đàn anh.
Năm thứ nhất, 6 tháng mùa khô học quân sự, 3 tháng mùa mưa học văn hóa, các tháng còn lại phụ trách huấn luyện cho khóa đàn em K14 và một tháng nghỉ hè.
Sang năm thứ hai, chương trình chia làm hai mùa rõ rệt: mùa khô học quân sự, mùa mưa học văn hóa. Phần văn hóa, chú trọng nhiều đến môn Anh Văn có tăng cường các cố vấn Mỹ dạy phát âm và luyện giọng.
Sau khi mãn khóa, tất cả các Tân Sĩ Quan K13 được Bộ Tổng Tham Mưu cho qua một cuộc khảo hạch tại Trung Tâm Trắc Nghiệm Tâm L. để tuyển lựa binh chủng và sau cùng qua cuộc khám sức khoẻ tổng quát để được gởi đi du học lớp Đại Đội Trưởng Bộ Binh tại Fort Benning (Tiểu Bang Georgia, Hoa Kỳ), Công Binh tại Fort Belvoir (Tiểu Bang Virginia), Pháo Binh tại Fort Sill (Tiểu Bang Oklahoma) và Quân Cụ tại Aberdi Proving Ground (Tiểu Bang Maryland).
Sau khi về nước các sĩ quan Công Binh và Quân Cụ phải theo học các khóa căn bản bổ túc chuyên môn thời gian từ 3 đến 6 tháng để làm quen với các quân dụng cũng như những chiến cụ đang được sử dụng trên chiến trường VN, đồng thời học hỏi những kinh nghiệm trong chiến tranh du kích.

THI MÃN KHÓA
Cuộc thi mãn khóa đã được tổ chức vào đầu tháng 4 năm 1958. Phần văn hóa thi viết, phần quân sự vừa thi viết vừa thi vấn đáp. Mỗi SVSQ đều phải qua phần vấn đáp trung bình 30 phút mỗi môn. Đặc biệt K13 khi thi ra trường có đến 2 vị chánh chủ khảo.
Vị chánh chủ khảo thứ nhất là Đại Tá Lữ Lan, dễ thương, hiền lành; tất cả SVSQ đều chứa chan hy vọng là sẽ dễ dàng thi đậu vì nghĩ rằng vị chánh chủ khảo này không nỡ đánh rớt một khóa sinh đã trải qua hai năm dài gian lao vất vả. Nhưng chẳng may, vừa thi được một ngày, thì Đại Tá Lữ Lan được triệu hồi về Sài Gòn để tiếp đón phái đoàn thượng khách ngoại quốc. Người thay thế Đại Tá Lữ Lan là Trung Tá Nguyễn Đức Thắng, nổi tiếng là "sĩ quan nghiêm khắc, kỷ luật nhất trong quân đội".

LỄ MÃN KHÓA
Lễ Mãn Khóa được tổ chức tại vận động trường, trước kia là Quân Y Viện Catroux của Pháp. Buổi lễ do Tổng Thống Ngô Đình Diệm chủ tọa, với sự hiện diện của nhiều quan khách Quân, Dân, Cán, Chính từ khắp 4 Vùng Chiến Thuật và quan khách ngoại quốc, đồng thời có sự tham dự của một số gia đình SVSQ, bạn bè và thân hữu. SVSQ tốt nghiệp: 179 Thiếu Úy, 19 Chuẩn Úy. (1 SVSQ bỏ học ngay trong giai đoạn đầu và 3 SVSQ bị loại vì kỷ luật.).

VÀI ĐẶC ĐIỂM CỦA KHÓA 13 TRONG THỜI GIAN THỤ HUẤN
Thông thường, sau giai đoạn hai tháng huấn nhục, SVSQ được gắn Alpha. Riêng K13, sau 4 tháng mới được gắn Alpha. Do đó, về Sài Gòn diễn hành tại Dinh Độc Lập nhân Ngày Song Thất, K13 chưa có Alpha mà trên mũ chỉ có hình Ngọn Lửa. Hai SVSQ K13 là Bùi Phạm Kha và Hồ Đắc Trúc bị tai nạn trên đường từ Sài Gòn trở về Đà Lạt, sau khi tham dự diễn hành ngày Quốc Khánh 1957.
Về sinh hoạt thể thao, K13 có đội bóng tròn xuất sắc, nhiều lần tranh giải tại Sân Vận Động Đà Lạt. Một lần so tài với Đội Bóng Ngôi Sao Gia Định tại Sân Tao Đàn Sài Gòn trong dịp Quốc Khánh năm 1957. Một lần tranh giải Võ Biền tại Nha Trang vào mùa
hè 1957.
Về sinh hoạt văn hóa văn nghệ, K13 có tờ Nội San hàng tháng và có Ban Phát Thanh phát sóng hàng tuần trên đài phát thanh Đà Lạt theo chương trình dành cho TVBLQĐL với các SVSQ Đoàn Trọng Cảo, Nguyễn Tuyên Thùy, Nguyễn Văn Bồng, Bùi Văn Lộc, Võ Văn Anh, Hồ Văn Danh, Nguyễn An Cảnh, Tăng Minh Dũng, Đỗ Huy Huệ và Bùi Văn Long.
THAM CHIẾN SAU NGÀY RA TRƯỜNG
K13 là khóa đặc biệt được áp dụng với nhiều thay đổi trong cơ cấu tổ chức và chương trình huấn luyện tại Trường, nên Bộ Tổng Tham Mưu đã quan tâm nhiều đến lớp tân sĩ quan mới ra trường. Do đó hầu hết K13 được phân phối đến các đơn vị để đảm nhiệm các trách vụ tham mưu và chuyên môn kỹ thuật mặc dầu họ tình nguyện ghi tên vào Nhẩy Dù, Thuỷ Quân Lục Chiến trước ngày ra trường.
Ngay sau khi ra trường, K13 có 10 sĩ quan được thuyên chuyển về Quân Chủng Không Quân. Những sĩ quan thuộc Địa Phương Quân và quân nhân thuộc Sư Đoàn 3 Dã Chiến trở về đơn vị cũ.
Sau thời gian du học tại Hoa Kỳ, khi về nước 50% số Sĩ Quan K13 được bổ nhiệm về các đơn vị Nhảy Dù, Thủy Quân Lục Chiến và Bộ Binh trong các bộ tham mưu, 50% về các binh chủng kỹ thuật như Pháo Binh, Công Binh, Thiết Giáp, Biệt Động Quân, và theo nhu cầu đòi hỏi của chiến trường một số các sĩ quan K13 đã được chuyển ngành sang Quân Báo, An Ninh Quân Đội, Biệt Cách Dù, Cảnh Sát, Quản Trị, Tâm L. Chiến, Quân Nhu, Quân Cụ, Hành Chánh Tài Chánh.
Kể từ ngày ra trường vào năm 1958, đất nước VNCH hoàn toàn thanh bình. Cho đến năm 1963, VC bắt đầu xâm nhập nên cuộc chiến đã trở nên nặng nề, khốc liệt và K13 đã có các sĩ quan hy sinh đền nợ nước như Đại Úy Thuỷ Quân Lục Chiến Trần Văn Hoán đã anh dũng hy sinh và đã được tuyên dương công trạng tại mặt trận Bình Giả (BK Phước Bình Thành). Đại U. Phạm Thế Hiền, Đại Đội Trưởng, Trung Đoàn 8 Sư Đoàn 5 BB, đã chiến đấu anh dũng khi Trung Đoàn của anh tiên phong tấn công vào sào huyệt của địch trong chiến khu D vào đầu năm 1960, khi anh vừa đeo lon Trung Úy được mấy tháng. Trần Công Đài (Bộ Binh), Phan Phùng Anh (BB), Phạm Quang Chiêu (Quân Cụ), Nguyễn Thành Khoái (Công Binh), Nguyễn Xuân Phê (Nhảy Dù) tất cả đều hy sinh trên các mặt trận.
Đặc biệt Thiếu Tá Lê Vĩnh Xuân, Biệt Đội Trưởng Biệt Đội Quân Báo, Biệt Khu Thủ Đô, đã tự sát cùng vợ con sáng ngày 30-4-1975 tại Biệt Khu Thủ Đô khi hay tin Đại Tướng Dương Văn Minh ra lệnh cho các đơn vị buông súng. Thiếu Tá Xuân không chịu đầu hàng và đã cùng vợ con tự sát để bảo toàn danh dự của một Sĩ Quan Quân Báo.
Trong thời gian phục vụ từ ngày ra trường đến ngày 30 tháng 4 năm 1975, với 19 năm quân vụ trên khắp 4 Vùng Chiến Thuật, K13 "Thống Nhất" đã đóng góp cho đất nước:
Cấp bậc: 2 đại tá, hơn 50 trung tá và số còn lại là các thiếu tá thực thụ với 6 năm thâm niên cấp bậc
Chức vụ Chỉ Huy và Tham Mưu: Không Đoàn Trưởng/Không Đoàn Yểm Cứ/SĐ1/KQ, Chỉ Huy Trưởng Cảnh Sát Quốc Gia Quân Khu 4, Chỉ Huy Trưởng Trường Hành Chánh Tài Chánh Quân Lực VNCH, Trưởng Phòng Nhì Bộ Tư Lệnh Quân Đoàn 1 Quân Khu 1 Vùng Hỏa Tuyến
Chuyên môn: Pháo Binh, Thiết Giáp, Công Binh, Tiểu Đoàn Trưởng trong các đơn vị tác chiến Sư Đoàn Bộ Binh, Nhẩy Dù, Thuỷ Quân Lục Chiến, Biệt Động Quân
Hành Chánh: Võ Phòng Phủ Phó Tổng Thống, Tổng Giám Đốc Hệ Thống Truyền Thanh Quốc Gia, Chánh Văn Phòng Phủ Tổng Ủy Công Vụ, Chánh Văn Phòng Đô Trưởng Sài Gòn Chợ Lớn, Phó Nội An Tiểu Khu Cần Thơ và một số các Quận Trưởng tại các Chi Khu trên 4 Vùng Chiến Thuật

Sưu Tầm 
Sách TDLS/TVBQGVN