Ngày 1 tháng 12 năm 1948, Chính phủ Quốc gia Việt Nam thành lập Trường Sĩ quan Việt Nam ở địa danh Đập Đá, Huế (trên hữu ngạn sông Hương), với sự hỗ trợ của Quân đội Pháp.[1] Mục đích đào tạo sĩ quan chỉ huy cho Quân đội Quốc gia Việt Nam. Sau hai năm, khi đã đào tạo được 2 khóa là khóa 1 Phan Bội Châu (1948-1949) và khóa 2 Quang Trung (1949-1950) tại Huế, trường sở được chuyển về Đà Lạt sáp nhập với Trường Võ bị Liên quân Viễn Đông của Quân đội Pháp và đổi tên thành Trường Võ bị Liên quân Đà Lạt, ngày 1 tháng 10 năm 1950 khai giảng khóa 3 Trần Hưng Đạo. Nhiệm vụ của trường (khi ở Huế và sau đó về Đà Lạt) là đào tạo sĩ quan Trung đội trưởng. Khóa 1 và khóa 2 (Huế), hơn 150 sĩ quan tốt nghiệp với cấp bậc Thiếu úy và Chuẩn úy. Ở Đà Lạt các khóa từ khóa 3 đến khóa 12 tuỳ theo nhu cầu, các sinh viên sĩ quan học từ 7 tháng đến hơn 1 năm.
Sang thời Đệ Nhất Cộng hòa Việt Nam, Chính phủ Ngô Đình Diệm cải tổ lại và kể từ ngày 29 tháng 7 năm 1959 theo nghị định của Bộ Quốc phòng[2] đổi tên thành trường Võ bị Quốc gia Việt Nam với nhiệm vụ huấn luyện sĩ quan hiện dịch để cung cấp cho ba Quân chủng: Hải quân, Lục quân, và Không quân của Quân đội Việt Nam Cộng hòa. Khác với Trường Sĩ quan Trừ bị Thủ Đức huấn luyện sĩ quan trừ bị, trường Võ bị Đà Lạt đào tạo sĩ quan võ bị, chọn binh nghiệp làm chính.[3] Cùng với năm cơ sở khác đào tạo sĩ quan cho Quân lực Việt Nam Cộng hòa là Đại học Chiến tranh Chính trị ở Đà Lạt, Trường Sĩ quan Trừ bị Thủ Đức ở Gia Định, Trường Sĩ quan Không quân, Trường Sĩ quan Hải quân và Trường Hạ sĩ quan Đồng Đế ở Nha Trang. Năm 1961, cơ sở học đường mới của trường Võ bị Quốc gia được xây cất trên ngọn đồi 1515 ở phía bắc Thành phố Đà Lạt.
Lược sử Quân lực Việt Nam Cộng hòa
No comments:
New comments are not allowed.