Sunday, January 31, 2021

Tuyết Trắng

 Vùng tôi ở, tuyết đang rơi và tiếp tục cho đến sàng thứ Ba, cơn bão tuyết đầu mùa, nhớ lại bản nhạc Tuyết Trắng của Trần Thiện Thanh, viết về những nét bay bướm của những chàng Pilot.

Vượt cao vút cao 

mây trời kết thành một vùng tuyết trắng ngần 

tuyết ơi xin nhuộm 

trắng trong tâm hồn em gái nhỏ tôi thương. 

.....

Nghe xong bài hát tôi nhớ Bạn tôi, Thiếu tá KQ Lê Đình Lay - Khoá 21. Người Hùng Tống Lê Chân, xin thắp một nén Tâm Nhang cho một quan Sạch của Khoá Không Phải Tầm Thường .

Xin kể lại một kỷ niệm vui về anh Bạn đào hoa... nhưng có tục danh là L2 có nghĩa là Lay Lác thương hiệu chính thuốc Lác Ông Già.

Thập niên 70, sau khi hết phép từ Sài Gòn ra lại Quảng Trị, tôi nhìn bạn tôi vai khoác một cái túi nhỏ di ra, hai đứa nhìn nhau, không nói một câu vì hai đại đội A và C thường học chung nhau trong suốt hai năm thụ huấn, nên biết nhau rất rõ.

Khi Lay vào phòng lái, không biết nó nhỏ to gì với trung sĩ trong phi đoàn.

Vị Trung sĩ này nhìn tôi nói:
"Mời Thiếu tá, lên Cabin ngồi"

"Thôi, cho tôi ngồi dưới này cũng được" tôi đáp

"Ngủ thì ngồi đâu mà chẳng ngủ được" tôi nghe giọng Phan Thiết của nó. Nó dám mang vương danh của tôi ra trước đám đông vì khoá 21 đặt vương hiệu cho tôi là Vua Ngủ.

Máy bay đáp xuống phi trường Phú Bài, tôi mời nó và anh bạn Co Pilot vào CLB ăn

"Mày làm chức gì?"

"Tiểu Đoàn Phó"

"Tiểu Đoàn Phó -Tiền đâu mà bao?"

"Tao vay thằng Yên (khoá 21)"

"Nói chơi thôi - Sáng nào trước khi đi bay bà xã tao cũng làm phần ăn trưa cho tao rồi "nói xong nó mở túi lunch ra, một túi xôi lạp xưởng và một chai nước uống".

Trước khi xuống, Lay nói:

"Ráng giữ thân nhe mày"

Hôm nay, nhớ về nó, một quan sạch của Đà Lạt, của QĐ, thắp một nén tâm nhang, hy vọng nó biết là tôi đang viết về nó.

Thiếu tá Pilot C130 Lê Đình Lay - Xuất thân khoá 21 trường VBQGVN - Một ngôi sao sáng cho QLVNCH.

Trâu Điên Trần Quang Duật


Saturday, January 30, 2021

Phỏng vấn một ông chủ tiệm bán cháo người Hoa!

  Câu chuyện của một phóng viên, đến phỏng vấn một ông chủ tiệm bán cháo người Hoa trong một cuộc khảo sát về mô hình kinh doanh.

Phóng viên : Thưa ông trước khi bán cháo ông làm gì?

Chủ tiệm : Ngộ bưng cháo cho cha ngộ bán.

 Phóng viên : Vậy cửa hàng này có bao nhiêu năm? 

Chủ tiệm : Không có năm, chỉ có đời. Mấy đời lận. Bà cố ngộ bán cháo. Ông nội ngộ bán cháo. Cha ngộ bán cháo. Ngộ bán cháo. Con trai ngộ…

Phóng viên : Trời ơi! Không có gì khác ư?

Chủ tiệm : Khác chớ, ngày trước chỉ có một cửa hàng ở Quảng Châu, bây giờ có hai cái ở Sài Gòn, ba cái ở Hoa Kỳ, bốn cái ở Úc.

Phóng viên : Người ta thành công thì sẽ cho con cái làm Giám đốc, còn ông?

Chủ tiệm : Ngộ có thành thì vẫn cho con làm chủ cửa hàng.

Phóng viên : Ông không muốn chúng đi học sao?

Chủ tiệm : Muốn nhiều, con ngộ một đứa có bằng Thạc sĩ kinh doanh cháo, đứa khác vừa bảo vệ luận án Tiến sĩ cơm

Phóng viên : Ở trong bếp à?

Chủ tiệm : Ở Đại học Havard, Mỹ.

Phóng viên : Học xong chúng nó về đâu? Thành ông gì?

Chủ tiệm : Về nhà này, thành người rửa bát cho “papa” chúng.

Phóng viên: Ông gọi khách hàng là vua hay thượng đế?

Chủ tiệm : Gọi gì không quan trọng. Quan trọng là đối xử thế nào?

Phóng viên : Truyền thuyết kể lại rằng nhiều tỷ phú người Hoa đi lên từ một thùng đậu phụng rang, đúng không?

Chủ tiệm : Không, những ngày đầu tiên làm sao có tới cả thùng, chỉ vài trăm hột thôi.

Phóng viên : Có tiền mà ông mặc bộ đồ vải thô thế này à?

Chủ tiệm : Dạ, người vô đây chủ yếu là người bình dân. Họ sẽ còn vô nếu thấy chủ tiệm cũng giống như họ.

Phóng viên : Lý do gì khiến người Hoa hay chọn kinh doanh ăn uống?

Chủ tiệm : Thưa, đơn giản vì kinh doanh đó phục vụ cái bụng con người. Nếu phục vụ cái đầu sẽ phát sinh nhiều rắc rối lắm.

Phóng viên : Ông bán cháo tim gan mà sao sáng ra nhà ông ăn toàn cháo trắng với củ cải muối?

Chủ tiệm : Dạ, nếu ngộ cứ ăn cao hơn khả năng của ngộ thì thế nào cũng tới lúc ngộ phải nhảy vào nồi cháo.

Phóng viên : Chắc là ông ít vay vốn ngân hàng?

Chủ tiệm : Nhà băng có tiền, nhưng không bao giờ có cách nấu cháo để mượn cả.

Phóng viên : Bây giờ tôi muốn ăn một tô, nhưng tôi chưa có tiền mai thanh toán được không, thưa ông?

Chủ tiệm : Dạ không phải là ngày mai mà 20 năm sau cũng được.

Phóng viên : Nhưng lúc ấy lãi suất thế nào?

Chủ tiệm : Dạ, lãi là ông đã luôn nghĩ tới hàng cháo này, đấy mới là lãi to.

 


Nguồn: fb #NCCTV


Friday, January 29, 2021

Đôi Dòng Xạo Sự Về Quê Hương

    Tình yêu quê hương đất nước là một khái niệm rộng lớn và có nhiều ý nghĩa khác nhau. Tình yêu quê hương đất nước trước hết xuất phát từ tình cảm yêu gia đình, nhà cửa, ruộng vườn, xóm làng, và từ đó sinh ra tình yêu tổ quốc. Chính xuất phát từ những điều giản dị, bình dị ấy, lòng yêu nước của ta càng được bồi đắp hơn. Tình yêu quê hương từ thuở xa xưa, trong những câu ca dao như tấm gương phản chiếu tâm hồn dân tộc là tinh thần tự hào, tự tôn về vẻ đẹp và cảnh trí non sông, từ văn chương trí thức đến thơ ca dân gian tình yêu nước gắn liền với quan niệm trung quân ái quốc, vậy nên trong các hầu hết các tác phẩm nghệ thuật đều chỉ để tỏ lòng của những bậc tao nhân mặc khách với mong muốn sao cho quê hương tổ quốc mình ngày càng an bình thịnh vượng hơn, đó chính là biểu hiện cao nhất của con người đạo nghĩa lúc bấy giờ, mà chúng ta thường gọi là "Kẽ Sĩ".

"Từ ấy trong tôi bừng nắng hạ
Mặt trời chân lý chói qua tim
Hồn tôi là một vườn hoa lá
Rất đậm hương và rộn tiếng chim."

Tình yêu nước, yêu quê hương là cội nguồn, gốc rễ bền chặt cho sự phát triển bền vững của ta. Nếu chỉ sống bằng những giá trị tức thời, những ham muốn của bản thân mà không khắc cốt ghi tâm cội nguồn, đạo lý truyền thống dân tộc thì sớm muộn sự phát triển của ta cũng sẽ như cây cao bị trơ rễ, bật gốc dù chỉ là một cơn gió nhẹ. Lòng yêu quê hương, đất nước làm nên bản sắc trong đời sống tình cảm của cá nhân, giúp ta không trở nên ích kỷ vì biết gắn liền với cộng đồng, biết hòa nhập và đắm mình với những đạo lý truyền thống ngàn đời của dân tộc.

Tình yêu quê hương đất nước nói cách khác chính là lòng căm thù giặc khi đất nước bị xâm lăng, khi tổ quốc gặp gian nguy. Trong "Hịch Tướng Sĩ", Trần Quốc Tuấn từng bày tỏ lòng căm thù giặc sâu sắc khi chứng kiến đất nước bị giày xéo dưới gót giày quân thù: "ta thường...tới bữa quên ăn, nửa đêm vỗ gối, lòng đau như cắt, nước mắt đầm đìa chỉ căm tức chưa xả thịt lột da, nuốt gan uống máu quân thù." Đủ để thấy, tình yêu quê hương đất nước từ ngàn xưa đã trở thành một thứ vũ khí lợi hại, là đợt sóng ngầm nhấn chìm lũ bán nước và lũ cướp nước. Tình yêu nước cũng chính là lòng tự hào, tự tôn dân tộc trước cảnh trí non sông, trước vẻ đẹp của núi sông, cũng chính là khát vọng muốn giữ gìn và bảo tồn bản sắc văn hóa của dân tộc.

Thật đáng buồn khi ngày nay, nhiều người sống một cách vô nghĩa lý khi đảo lộn những chân giá trị dân tộc. Họ quên đi cội nguồn, thay vì sống theo đạo lý "uống nước nhớ nguồn",  thì họ lại ăn cây táo rào cây sung. Những cá nhân như thế sớm muộn cũng sẽ bị đào thải, cô đơn lạc lõng giữa tình đồng loại, giữa nhân quần rộng lớn.

 "Quê hương mỗi người chỉ một

Như là chỉ một mẹ thôi

Quê hương nếu ai không nhớ

Sẽ không lớn nổi thành người."  

Quê hương tôi không phải là Delaware của Tổng Thống Joe Biden của Hoa Kỳ, lại càng không phải là India của Kamala Harris, mà quê hương tôi là nước mặn đồng chua, đất cày lên sỏi đá, mùa đông thiếu áo mùa hè thiếu ăn nhưng đã nuôi tôi lớn thành người.

Thân Kính Chúc Ngày Thứ Sáu Mùa Đông Được Dồi Dào Sức Khỏe.

Út Bạch Lan E22


Tuesday, January 26, 2021

Quân Lực Việt Nam Công Hoà

 


 

Lược sử Quân lực Việt Nam Cộng hòa.

Trường Võ bị Quốc gia Đà Lạt

Ngày 1 tháng 12 năm 1948, Chính phủ Quốc gia Việt Nam thành lập Trường Sĩ quan Việt Nam ở địa danh Đập Đá, Huế (trên hữu ngạn sông Hương), với sự hỗ trợ của Quân đội Pháp.[1] Mục đích đào tạo sĩ quan chỉ huy cho Quân đội Quốc gia Việt Nam. Sau hai năm, khi đã đào tạo được 2 khóa là khóa 1 Phan Bội Châu (1948-1949) và khóa 2 Quang Trung (1949-1950) tại Huế, trường sở được chuyển về Đà Lạt sáp nhập với Trường Võ bị Liên quân Viễn Đông của Quân đội Pháp và đổi tên thành Trường Võ bị Liên quân Đà Lạt, ngày 1 tháng 10 năm 1950 khai giảng khóa 3 Trần Hưng Đạo. Nhiệm vụ của trường (khi ở Huế và sau đó về Đà Lạt) là đào tạo sĩ quan Trung đội trưởng. Khóa 1 và khóa 2 (Huế), hơn 150 sĩ quan tốt nghiệp với cấp bậc Thiếu úyChuẩn úy. Ở Đà Lạt các khóa từ khóa 3 đến khóa 12 tuỳ theo nhu cầu, các sinh viên sĩ quan học từ 7 tháng đến hơn 1 năm.

Sang thời Đệ Nhất Cộng hòa Việt Nam, Chính phủ Ngô Đình Diệm cải tổ lại và kể từ ngày 29 tháng 7 năm 1959 theo nghị định của Bộ Quốc phòng[2] đổi tên thành trường Võ bị Quốc gia Việt Nam với nhiệm vụ huấn luyện sĩ quan hiện dịch để cung cấp cho ba Quân chủng: Hải quân, Lục quân, và Không quân của Quân đội Việt Nam Cộng hòa. Khác với Trường Sĩ quan Trừ bị Thủ Đức huấn luyện sĩ quan trừ bị, trường Võ bị Đà Lạt đào tạo sĩ quan võ bị, chọn binh nghiệp làm chính.[3] Cùng với năm cơ sở khác đào tạo sĩ quan cho Quân lực Việt Nam Cộng hòa là Đại học Chiến tranh Chính trị ở Đà Lạt, Trường Sĩ quan Trừ bị Thủ Đức ở Gia Định, Trường Sĩ quan Không quân, Trường Sĩ quan Hải quânTrường Hạ sĩ quan Đồng Đế ở Nha Trang. Năm 1961, cơ sở học đường mới của trường Võ bị Quốc gia được xây cất trên ngọn đồi 1515 ở phía bắc Thành phố Đà Lạt. 

Lược sử Quân lực Việt Nam Cộng hòa