SƠ LƯỢC
Nhập
Trường Khóa 22:
06-12-1965
Số
Ứng Viên Nhập Trường: 276
KHÓA
22A - HUỲNH VĂN THẢO
Mãn Khóa: 02-12-1967
Chủ
Tọa Lễ Mãn Khóa: Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu
Số
Sĩ Quan Tốt Nghiệp: 173
Tên
Khóa: Huỳnh Văn Thảo
Thủ
Khoa: Nguyễn Văn An
KHÓA 22B - TRƯƠNG QUANG ÂN
Mãn Khóa: 12/12/69
Chủ
Tọa Lễ Mãn Khóa: Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu
Số
Sĩ Quan Tốt Nghiệp: 92
Tên
Khóa: Trương Quang Ân
Thủ Khoa:
Nguyễn Đức Phống
I. TỔNG QUÁT CHO
TOÀN THỂ KHÓA 22
ĐIỀU KIỆN NHẬP HỌC
• Có Tú Tài II (Toàn Phần) Ban Toán hoặc Khoa Học Thực Nghiệm.
• Độc thân và cam kết không kết hôn trong thời gian thụ huấn.
• Tuổi từ 18 tới 24 và có chiều cao từ 1m60 trở lên.
8 TUẦN TÂN KHÓA
SINH
Đây là giai đoạn đầu tiên và cam go nhất của đời một người
Sinh Viên Sĩ Quan Võ Bị. Từ một sinh viên dân chính, phải trải qua giai đoạn lột
xác hoàn toàn, để trở thành một Tân Khóa Sinh (TKS), một Sinh Viên Sĩ Quan
(SVSQ) và sau đó thành một Sĩ Quan hiện dịch ưu tú cho Quân đội VNCH.
Theo truyền thống của Trường Võ Bị Quốc Gia Việt Nam
(TVBQGVN), một khi bước chân qua Cổng Nam Quan, hay cổng Trường Võ Bị, những
chàng thanh niên dân chính này, sẽ được khóa đàn anh hướng dẫn chạy một đoạn đường
ngắn, sau đó là cuộc hành xác bắt đầu. Từng nhóm, hoặc từng cá nhân bị tách rời
ra khỏi đám đông để nhận những hình phạt mà trong đời chưa hề trải qua: hít đất,
nhảy xổm, bò, lăn dốc, tắm sình… cứ lập đi và lập lại liên tục.
Chỉ
vài giờ sau, trên sân trường rộng mênh mông, số thanh niên khỏe mạnh yêu đời
trước đây, giờ đã nằm la liệt khắp nơi vì xỉu, vì kiệt sức. Đó chỉ là ngày đầu
tiên được chào đón, khi bước chân qua Cổng Nam Quan.
Nói
sao cho hết, những hình phạt trong suốt 8 tuần ròng rã tiếp theo sau đó? Ban đêm
thì dã chiến, bị phạt cho đến khi tiếng kèn báo ngủ trổi lên mới được
buông tha, về phòng là muốn lăn đùng trên sàn nhà mà ngủ; buổi sáng khi nghe
kèn báo thức, mới giật mình thức dậy, để rồi vội vàng ra sắp hàng chạy bộ. Và một
ngày mới lại bắt đầu chẳng khác gì với ngày hôm qua! Dù chúng tôi như bầy cừu
ngoan, nhưng các hung thần cứ dựng chuyện lên để phạt, khi mà Tiểu Đoàn Trưởng TKS lên
bục gỗ, gầm gừ như sư tử, là chúng tôi xanh mặt:
- Có người trong các anh chiều nay đi "tâm tình
với thợ giặt, nói xấu cán bộ...," tôi cho các anh 5 phút chạy về phòng chuẩn
bị Tác Chiến Số 6, ra đây trình diện để thi hành lệnh phạt!
Thế
là cả khóa có một đêm kinh hoàng!
Tuy
nhiên sau này gặp nhau ở đơn vị, hay ngoài đời, thì Khóa 21 chính là những người
Anh thật sự của chúng tôi.
CHINH PHỤC LÂM
VIÊN VÀ LỄ GẮN ALPHA
Đầu
tháng 2 năm 1966, Khóa 22 hoàn tất chương trình 8 tuần lễ huấn nhục truyền thống
cho các TKS, chúng tôi nay đã có đầy đủ sức khỏe, và y chí cương quyết để chinh
phục Lâm Viên. Ngọn núi cao 2,167m, ở hướng Bắc, và cách thành phố Đà Lạt hơn
10 km. Lâm Viên có hai đỉnh: Bà Già và Trinh Nữ; chúng tôi phải chinh phục đỉnh
Trinh Nữ, vì có nhiều khó khăn hơn để thử thách sức trai.
Sáng
sớm thứ Bảy, xe chở chúng tôi đến chân núi, thế rồi toàn thể TKS với ba lô tác
chiến, súng cầm tay, thi nhau chạy lên những cái dốc đứng, trên đường dẫn lên đỉnh
núi, dù mệt bở hơi tai, nhưng ai cũng thi nhau tiến lên, càng nhanh càng tốt, để
làm sao là người đến đích trước tiên.
Sau
hơn hai giờ, tất cả cùng đến đỉnh núi, nhưng người đến trước nhất là Đỗ Văn Chánh.
Anh Chánh đạt được danh hiệu Vua
Lâm Viên của Khóa 22. Nghỉ ngơi xong thì có lệnh
tập họp, điểm danh và bắt đầu xuống núi lên xe về trường ngay, để chuẩn bị cho
buổi lễ gắn Alpha buổi tối tại Vũ Đình Trường.
Đúng
7 giờ tối, một tiếng nổ lớn nơi sân cờ Liên Đoàn, điện vụt tắt, chúng tôi đứng
nghiêm tại phòng của mình với lễ phục, và trong ánh sáng lung linh của các ngọn
nến. Lễ trao găng tay và thắt lưng
cổ truyền được diễn ra ngắn gọn, tại mỗi
phòng, từ tay các niên trưởng Khóa 21. Khi đèn bật sáng trở lại, cả Tiểu Đoàn
TKS dưới sự hướng dẫn của SVSQ cán bộ, di chuyển và sẳn sàng trong vị trí hành
lễ tại Vũ Đình Trường Lê Lợi. Lễ gắn Alpha được đặt dưới sự chủ tọa của Chỉ Huy
Trưởng TVBQGVN. Một tiếng hô lớn, vang lên từ loa phóng thanh:
-
Quì xuống các Tân Khóa Sinh!
Các
Niên trưởng Khóa 21 từng hàng tiến đến, và lấy đôi Alpha gắn lên cầu vai cho chúng
tôi. Lại một tiếng hô lớn tiếp sau đó:
- Đứng
dậy các Sinh Viên Sĩ Quan!
Từ
giây phút này, chúng tôi đã trở thành Sinh Viên Sĩ Quan của TVBQGVN!
Ngày
mai Chủ Nhật, sẽ nhận tờ giấy phép đầu tiên để ra thăm phố phường Đà Lạt.
HỆ THỐNG CHỈ HUY
TVBQGVN
Khóa
22 chứng kiến nhiều thay đổi trong hệ thống chỉ huy của Trường suốt 4 năm
thụ
huấn:
• Chỉ
Huy Trưởng:
o Đại
Tá Lâm Quang Thơ 1965-1966
o Đại
Tá Đỗ Ngọc Nhận 1966-1968
o Thiếu
Tướng Lâm Quang Thi 1968-1970
• Liên
Đoàn Trưởng Liên Đoàn SVSQ:
o Thiếu
Tá Nguyễn Bá Thịnh 1965-1966
o Thiếu
Tá Lê Duy Chất 1966-1967
• Quân
Sự Vụ Trưởng kiêm Trung Đoàn Trưởng Trung Đoàn SVSQ:
o Trung
Tá Bùi Trạch Dzần 1967-1969
• Văn
Hóa Vụ Trưởng:
o Hải
Quân Trung Tá Nguyễn Vân
• Tiểu
Đoàn I SVSQ
o Tiểu
Đoàn Trưởng: Đại Úy Trần Mộng Di
o 4
Sĩ Quan Cán Bộ Đại Đội Trưởng các Đại Đội A, B, C, D.
• Tiểu
Đoàn II SVSQ
o Tiểu
Đoàn Trưởng: Đại Úy Phạm Quang Mỹ
o 4
Sĩ Quan Cán Bộ Đại Đội Trưởng các Đại Đội E, F, G, H.
HỆ THỐNG TỰ CHỈ
HUY CỦA SVSQ
Sinh Viên Sĩ
Quan Cán Bộ và Tham Mưu các cấp
Liên Đoàn/Trung Đoàn, Tiểu Đoàn và Đại Đội giúp Sĩ Quan Cán Bộ điều hành và chỉ
huy tập thể SVSQ trong mọi sinh hoạt và nghi lễ:
• SVSQ
Cán Bộ Liên Đoàn Trưởng LĐ SVSQ (12/1966-12/1967): Nguyễn Như Lâm.
• SVSQ
Cán Bộ Trung Đoàn Trưởng TrĐ SVSQ (12/1967-12/1968) : Nguyễn Ngọc Ấn.
• SVSQ
Cán Bộ Trung Đoàn Trưởng TrĐ SVSQ (12/1968-12/1969): Diệp Văn Xiếu.
Hệ
Thống Tự Chỉ Huy gồm các SVSQ Cán Bộ và SVSQ Tham Mưu. Riêng cấp đại đội (Đại Đội
A, B, C, D, E, F, G, H), mỗi đại đội có 1 Đại Đội Trưởng, 3 Trung Đội Trưởng và
9 Tiểu Đội Trưởng. Các chức vụ HTTCH dành cho SVSQ năm cuối cùng, để giúp SVSQ
có cơ hội thực tập chỉ huy.
Hội Đồng Danh Dự
Là
một cơ chế nằm trong Hệ Thống Tự Chỉ Huy (HTTCH) của SVSQ, Hội Đồng Danh Dự
(HĐDD) gồm có một Chủ Tịch, hai phó Chủ Tịch và tám thành viên, được Hội Đồng
Sĩ Quan Cán Bộ tuyển chọn và đề cử, dựa trên tinh thần trách nhiệm, uy tín, tác
phong đạo đức, được sự kính mến của tập thể SVSQ đang thụ huấn, và được sự phê chuẩn
của Chỉ Huy Trưởng TVBQGVN.
Nhiệm
vụ của HĐDD là thực thi sự tôn trọng cũng như duy trì nội quy, kỷ luật và nâng
cao tinh thần danh dự của người SVSQ. Thẩm định và đề nghị những biện pháp kỷ luật
cho những SVSQ vi phạm. Nhiệm kỳ của các thành viên của HĐDD là một năm.
CHƯƠNG TRÌNH HUẤN
LUYỆN NĂM THỨ NHẤT
Quân sự
Năm
thứ nhất, Khóa 22 được huấn luyện cả văn hóa lẫn quân sự.
• Chương
trình quân sự 3 tháng cộng với 2 tháng của Tân khóa sinh.
• Chiến
thuật: tác chiến cá nhân, tiểu đội, trung đội, đội hình tác chiến…
• Địa
hình: phương giác, định điểm đứng, di chuyển ban ngày và ban đêm.
• Công
binh: mìn bẫy, chất nổ.
• Vũ
khí: tác xạ, vũ khí cá nhân, cộng đồng, cách tháo ráp và bảo trì.
• Truyền
tin: thực tập liên lạc và đàm thoại từ C6, C10, bảo trì, sửa chữa nhẹ.
Văn Hoá
Chương
trình văn hóa kéo dài 6 tháng tương đương với năm thứ nhất của Đại Học Bách
Khoa Sài Gòn. Ngoài những môn chính là: Toán, Vật ly và Hóa học. SVSQ còn học
các môn Khoa Học Nhân Văn và Xã Hội: Lịch Sử, Địa Ly, Văn Chương, Sinh Ngữ. Anh
Văn là sinh ngữ duy nhất. Do giáo sư VN và cố vấn Mỹ dạy văn phạm, hành văn,
đàm thoại; nghe máy tại các phòng thính thị, để thực tập và luyện giọng.
SINH HOẠT CỦA
SVSQ
Văn Nghệ
Ban
Văn nghệ có chương trình phát thanh tại Đài Phát Thanh Đà Lạt vào mỗi cuối tuần,
quy tụ các nhân tài văn nghệ trong khóa, tập dượt thường xuyên nên được miễn canh
gác. Có khi về Sài Gòn trình diễn trên Đài Truyền Hình Quân đội, được phát hình
trên toàn quốc. Được giám đốc Đài Truyền Hình Quân Đội đạo diễn, để thực hiện một
cuốn phim ngắn cho Trường Võ Bị, có tên là "Một trang nhật ky quân trường", do SVSQ Phạm Ngọc Đăng đóng vai chính, cùng với một nhóm
nhỏ SVSQ khác đóng những vai phụ và sự hợp tác của toàn Khóa, nói lên đầy đủ
sinh hoạt của trường VBQGVN.
Thể Thao
Các
đội bóng tròn và bóng chuyền của Khóa, cũng như các lực sĩ điền kinh, chạy bộ,
nhảy cao thường đi tranh tài với các đội địa phương, các trường Đại học, hoặc
trong Vùng II Chiến thuật. Họ luôn luôn mang vinh quang chiến thắng về cho Trường
Mẹ.
Thể Chất
Môn
huấn luyện thể chất được đem vào chương trình huấn luyện chính cho SVSQ, với mục
đích nâng cao thể chất khoẻ mạnh, lòng tự tin cũng như đủ sức để tự bảo vệ cho bản
thân khi hữu sự.
Những
môn học được tự chọn gồm Taekwondo, Boxing, Vovinam và Kiếm Thuật.
Diễn Hành
Khóa
22 được thay đổi bộ đại lễ mùa Hè, khác hẳn với các khóa trước đây: Áo màu trắng
có 6 đường rua đỏ ngang trước ngực, quần màu xanh lam với nẹp đỏ. Mỗi sáng Thứ
Hai, toàn thể SVSQ diễn hành chào cờ đầu tuần tại vũ đình trường. Diễn hành
trong các ngày lễ lớn, tại trung tâm Thành Phố Đà Lạt cho dân chúng thưởng ngoạn.
Diễn
hành Ngày Quốc Khánh tại Sài Gòn hằng năm là quan trọng nhất. Ngày Quốc Khánh
1-11-1966, Khóa 22 được không vận về Sài Gòn, để tranh tài cùng các quân trường
cũng như các đơn vị khác, tham dự ngày lễ này. Kết quả Khóa 22 được chấm điểm hạng
nhất, đồng hạng với Trường Thiếu Sinh Quân.
NHỮNG BIẾN CỐ
TRONG NĂM THỨ NHẤT
Ra Truờng Sớm
Có
2 TKS và 1 SVSQ, vì thiếu sức khỏe nên bị trả về đời sống dân sự.
Khóa 22 Chia
Thành 2 Khóa
Kết
thúc năm thứ nhất, nhằm tiến tới chương trình huấn luyện 4 năm của Trường Võ Bị,
Bộ Quốc Phòng và Bộ Tổng Tham Mưu ra quyết định: Khóa 22 được chia ra làm hai
khóa, khóa 2 năm và khóa 4 năm.
Bộ
Chỉ Huy TVBQGVN đề nghị: tuyển chọn 100 SVSQ theo học chương trình 4 năm, sốcòn
lại tiếp tục theo học chương trình 2 năm. Nhưng vì có rất nhiều SVSQ không muốn
học chương trình 4 năm, do đó BCH nhà trường quyết định, tất cả SVSQ được quyền
chọn lựa chương trình học theo y muốn. Kết quả là:
• 180
SVSQ chọn theo học chương trình 2 năm, được đặt tên là Khóa 22A (K22A).
• 92
SVSQ chọn theo học chương trình 4 năm, được đặt tên là Khóa 22B (K22B).
Cũng
từ đây, hai khóa có chương trình học khác nhau, nên phòng ốc được sắp xếp lại,
để cho SVSQ sống thích hợp với thời khóa biểu riêng của mỗi khóa. Tuy nhiên vẫn
ở chung cùng đại đội, mọi sinh hoạt và Hệ Thống Tự Chỉ Huy không thay đổi.
II. CHƯƠNG TRÌNH
HỌC MỚI (K22A & 22B)
A. KHÓA 22A
HUẤN LUYỆN TÂN
KHÓA SINH
Trong
lúc K22B bắt đầu vào Mùa Văn Hóa, K22A được tập dượt để huấn luyện cho Tân Khóa
Sinh (TKS) Khóa 23 sắp nhập trường. Có hai hệ thống SVSQ để huấn luyện: Cán Bộ
TKS và Huấn Luyện Viên TKS. K22A được chia làm hai đợt, mỗi đợt là một tháng,
luân phiên nhau để huấn luyện TKS Khóa 23.
SVSQ Cán Bộ TKS
• Tiểu
Đoàn Trưởng TĐ TKS: Đợt 1 SVSQ Võ Tấn Phỉ; đợt 2 SVSQ Trương Văn Minh.
• Cán
Bộ TKS: Có 8 đại đội TKS, mỗi đại đội có 5 CB/TKS với nhiệm vụ tiếp nhận, phạt
hành xác, huấn luyện cho TKS đi vào nề nếp của một quân nhân thuần túy, áp dụng
kỷ luật thép (nhưng phải theo nội quy của Trường ấn định). Đồng thời chăm sóc về
tinh thần, đời sống vật chất và sức khoẻ của từng TKS trong suốt thời gian 8 tuần
sơ khởi.
SVSQ Huấn Luyện
Viên
Ngoài
thành phần Cán Bộ TKS, số SVSQ còn lại của K22A cũng được chia thành hai đợt,
làm huấn luyện viên trong các môn Chiến Thuật, Vũ Khí, Địa Hình, Truyền Tin và
Công Binh. Phần ly thuyết được dạy tại các phòng học, và phần thực hành tại các
bãi tập ở quanh trường.
K22A
đã hoàn tất chương trình huấn luyện về cá nhân chiến đấu cho TKS K23 trong vòng
2 tháng; kết thúc mùa huấn luyện cho Tân Khóa Sinh Khóa 23 vào dịp Tết Âm Lịch.
Sau đó, K22A được chia hai đợt, luân phiên nhau nghỉ 15 ngày phép để về thăm
gia đình.
CHƯƠNG TRÌNH HỌC
TẬP CHO NĂM THỨ HAI CỦA KHÓA 22A
Quân sự
• Chiến
Thuật: Bắt đầu từ cấp trung đội, lên đại đội và khái niệm về cấp tiểu đoàn.
o Các
đội hình tác chiến, phục kích và phản phục kích, tác chiến trong rừng rậm.
o Trực
thăng vận, hành quân phối hợp thủy bộ, thiết giáp…
• Vũ
Khí: Cách sử dụng các loại vũ khí mới, tháo ráp, bảo trì. Tác xạ súng cối, điều
chỉnh cự ly, hướng, tầm, điều chỉnh pháo binh, không yểm.
• Địa
Hình: Di chuyển trong rừng ngày và đêm, đọc bản đồ, chấm điểm đứng và sử dụng
không ảnh.
• Công
Binh: Mìn bẫy, chất nổ, cách sử dụng và phá hủy; vượt sông, bắc cầu. Ngoài ra
chúng tôi còn tham dự các buổi thuyết trình của:
o Các
phái đoàn từ Bộ TTM, Cục Chính Huấn, Cục Chiến Tranh Chính Trị...
o Các
phái đoàn từ các Quân Binh Chủng của QLVNCH.
o Tư
Lệnh Quân Đoàn II và Vùng 2 Chiến Thuật cùng ban tham mưu thường xuyên viếng
thăm Trường hàng tháng, để thuyết trình tình hình quân sự, các trận đánh, để
cho SVSQ có một tầm nhìn rộng lớn hơn.
Văn Hóa
K22A
bước vào Mùa Văn Hoá, theo chương trình năm thứ 2 của Đại Học Bách Khoa.
Ngoài
những môn chính yếu là Toán, Vật Ly, Hoá Học, SVSQ còn phải học thêm các môn
Văn Chương, Lịch Sử, Thiên Văn, Địa Ly và Anh Ngữ. Mọi môn học càng ngày càng
khó khăn đối với chúng tôi, vì thời gian quá ngắn ngủi. Chúng tôi vẫn phải vừa
học quân sự, luyện tập thể chất, song hành với các môn văn hóa. Tuy nhiên chúng
tôi vẫn hoàn tất những môn học trên với tất cả khả năng của mình.
THỤ HUẤN TẠI
TRUNG TÂM HUẤN LUYỆN BIỆT ĐỘNG QUÂN DỤC MỸ
Ngày
5 tháng 9 năm 1967, dưới sự hướng dẫn của Trung Úy Nguyễn Hoàng và với SVSQ Nguyễn
Văn An (Đại Đội F) là đại diện khóa, chúng tôi được không vận đến Dục Mỹ, để bắt
đầu một khóa huấn luyện khá cam go kéo dài 42 ngày liên tục không nghỉ.
Giai đoạn ba tuần
đầu tiên, được huấn luyện tại các bãi tập
chung quanh Quân Trường Dục Mỹ. Và tuyệt đối tuân theo nội quy được ấn định:
• Mỗi
khóa sinh mang một con số in trên ngực áo thay cho tên.
• Mọi
di chuyển ra khỏi cổng trại đều phải chạy, vai luôn luôn đeo ba lô tác chiến.
• Súng
cá nhân phải bỏ dây và chỉ cầm bằng 2 tay.
Khóa
sinh được chỉ huy bởi hai Sĩ Quan Kỷ Luật của Trường BĐQ Dục Mỹ, hệ thống tự chỉ
huy các cấp cũng do hai SQ này chỉ định vào mỗi tuần. Trong thời gian này, SVSQ
học các môn tổng quát về chiến thuật, công binh và vũ khí. Thực tập đoạn đường
chiến binh, dây tử thần, dây kinh dị, bò dưới hỏa lực đạn thật, vượt sông, mưu
sinh thoát hiểm, bốc và đổ bộ trực thăng bằng thang dây, v.v.
Giai đoạn 7 ngày
tại mỗi căn cứ khác nhau:
• Căn
cứ Rừng: Áp dụng những bài học chiến thuật đã học vào thực tế, ngày và đêm.
• Căn
cứ Núi: Leo núi, cách di chuyển qua những đỉnh núi cao, cũng như cách thức tuột
núi với vũ khí cá nhân, cộng đồng, ngày và đêm.
• Căn
cứ Sình lầy: Hành quân và di chuyển bằng cách lội nước, lội sình, bơi thuyền gỗ,
thúng chai, thuyền cao su. Tập dượt lại những bài học về chiến thuật. Đây là những
bãi sình lầy dọc bờ biển, thủy triều lên xuống bất thường. Có nhiều đảo nhỏ cây
cối rậm rạp, muỗi nhiều vô kể. Chúng tôi
khốn khổ nhất tại căn cứ này, và là một tai họa cho K22A khi về lại Trường, với
1/5 quân số SVSQ bị sốt rét!
Ngày thứ 42 cũng là ngày chấm dứt chương trình.
Trước
khi làm lễ mãn khóa, chúng tôi phải làm cuộc chạy bộ cuối cùng dài 20km, từ
Ninh Hòa về Dục Mỹ. Đêm mãn khóa có chương trình văn nghệ giúp vui. SVSQ Châu
Văn Hiền là Thủ Khoa Khóa 32 Hành Quân Biệt Động Rừng
Núi Sình
Lầy. Chương trình học Rừng Núi Sình Lầy
nơi đây, đã dạy cho chúng tôi biết bao là kinh nghiệm quý báu, để áp dụng trong
cuộc đời binh nghiệp về sau này, vì "Quân trường đổ mồ hôi, Chiến trường bớt đổ máu!"
NHỮNG CÁNH CHIM
LÌA ĐÀN
Trong
năm thứ hai, một số SVSQ đã bỏ bạn bè, ra đi với nhiều nguyên nhân khác nhau:
• 5
SVSQ bị Hội Đồng Kỷ Luật phạt, và buộc ra Trung Sĩ.
• Ngày
2-9-1967, để giữ an ninh cho đồng bào đi bầu cử, một toán SVSQ bị Việt Cộng tấn
công, gây cho một người tử thương, đó là SVSQ Huỳnh Văn Thảo. Sau đó Anh được
Trung Tướng Vĩnh Lộc Tư Lệnh Quân Đoàn 2 và Vùng 2 Chiến Thuật đề nghị truy
thăng Thiếu Úy, và ân thưởng Anh Dũng Bội Tinh với Ngôi Sao Vàng. Tên Anh đã được
Tổng Thống VNCH dùng để đặt tên cho K22A.
• SVSQ
Lâm Quang Tâm chết vì sốt rét ác tính, sau khi thụ huấn Khóa Rừng Núi Sình Lầy.
LỄ TRUY ĐIỆU CỦA
KHÓA 22A
Sau
những ngày nghỉ ngơi từ Dục Mỹ về, chúng tôi bắt đầu tập dượt cho Lễ Mãn Khóa sắp
đến nơi. Ngoài ra, vẫn lên hội trường nghe những phái đoàn từ Bộ TTM về đây thuyết
trình về đủ các đề tài, để trang bị thêm cho chúng tôi những kiến thức tổng
quát ủa một người sĩ quan hiện dịch trong QLVNCH.
Lễ
Truy Điệu truyền thống được trang nghiêm cử hành vào đêm trước Lễ Mãn hóa, và
được đặt dưới sự chủ tọa của Trung Tướng Tổng Trưởng Quốc Phòng, cùng với sự hiện
diện của quy vị Tướng Lãnh, Đại Tá Chỉ Huy Trưởng TVBQGVN, và quan khách cùng
thân nhân của các SVSQ K22A cùng SVSQ K22B và Khóa 23 trong quân phục đại lễ
mùa Đông, nghiêm chỉnh tại vị trí hành lễ.
Sau
nghi lễ đón tiếp quan khách và Lễ Chào Quốc Kỳ. Một tiếng nổ lớn, tất cả đèn điện
đều tắt. Lễ Truy Điệu chính thức bắt đầu với nghi thức châm Lửa Thiêng và Lễ Đặt
Quân Kỳ Rũ, lần lượt diễn ra tại Đài Tử Sĩ. Trong giờ phút trang nghiêm, với
khung cảnh yên lặng, sự linh thiêng như phủ khắp Vũ Đình Trường. Giọng ngâm thơ
trầm buồn của bài Chiến Sĩ Trận Vong, như vang vọng vào tâm hồn của mỗi SVSQ đêm nay, và cho đến
mãi mãi suốt cả cuộc đời binh nghiệp:
Mô đất lạ chôn vùi thân bách chiến,
Đám sương mù tàn tạ mảnh chinh y...
Đêm nay gió lạnh trên đồi thông đang nổi dậy!
Ánh lửa hồng đang mờ tỏ từng hồi…
Hãy trở về chứng giám:
Ngày mai đây một đoàn trai sẽ hăm hở lên đường,
quyết nối gót Tiền nhân, làm Tổ Quốc, Non Sông thêm tỏ
rạng!
… Có linh thiêng hãy chỉ lối đưa đường
Hãy nung nấu tâm can chúng tôi với ngọn lửa thiêng
truyền thống…
Phần
kế tiếp của Lễ Truy Điệu là đại diện các khóa đặt vòng hoa tại Đài Tử Sĩ. Sau
đó phần nghi lễ kết thúc, đèn được bật sáng và tiễn đưa quan khách ra về.
LỄ MÃN KHÓA CỦA KHÓA 22A
Sáng
ngày 2 tháng 12 năm 1967, tất cả Liên Đoàn SVSQ trong quân phục đại lễ, di chuyển
hùng dũng, nhịp nhàng, với các loại cờ xí đủ màu, uy nghi và đẹp mắt, tuần tự
tiến ra Vũ Đình Trường
Lê
Lợi, trong tiếng quân nhạc vang rền, cùng những tiếng reo vui chào đón của thân
nhân cùng quan khách, đã hiện diện đông đủ trên các hàng ghế hai bên khán đài
chính từ sớm.
Chung
quanh vũ đình trường cờ xí rợp trời, phất phới bay trong gió. Tại vị trí hành lễ:
173 SVSQ K22A ở giữa, SVSQ các K22B và Khóa 23 xếp đều hai bên. Nghi lễ bắt đầu
khi đoàn xe của Tổng Thống, Phó Tổng Thống cùng các Bộ Trưởng, các Tướng Lãnh,
dừng trước khán đài danh dự. Sau lễ chào cờ, Tổng Thống duyệt binh và lễ gắn cấp
bậc bắt đầu với tiếng hô to:
-
Quì xuống các Sinh Viên Sĩ Quan!
Tổng
Thống gắn cấp bậc Thiếu Úy cho Thủ Khoa Nguyễn Văn An.
Sau
đó các sĩ quan Trường Võ Bị, từng hàng đến gắn cấp bậc Thiếu Úy cho SVSQ K22A.
-
Đứng dậy các Tân Sĩ Quan!
Tiếp
đến, Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu trao kiếm và cung tên cho Sĩ Quan Thủ Khoa, để
bắn đi 4 phương, tượng trưng cho chí tang
bồng hồ thỉ.
Sau
diễn từ, Tổng Thống đặt tên cho K22A là Khóa Huỳnh Văn Thảo. Tân Sĩ Quan và
Liên Đoàn SVSQ chuyển qua đội hình diễn hành. Cuộc diễn hành ngoạn mục và đẹp mắt
nhất của TVBQGVN chỉ diễn ra vào mỗi dịp mãn khóa.
Dẫn
đầu là toán Quân Quốc Kỳ, kế đến là những Tân Sĩ Quan trong bộ đại lễ thanh
nhã, với những bông mai vàng sáng rực, từng hàng đi qua khán đài. Tiếp theo là
Liên đoàn SVSQ với K22B và Khóa 23, cùng đủ các loại cờ với màu sắc rực rỡ, kiếm
tuốt trần, súng trên vai thẳng tắp, lần lượt di chuyển nhịp nhàng theo tiếng
quân nhạc, và trong những tiếng vỗ tay không ngớt của quan khách và thân nhân
trên những dãy khán đài.
Riêng
với K22A, đây là lần diễn hành cuối cùng rực rỡ nhất, của đời binh nghiệp ở tại
vũ đình trường thân yêu này.
B. KHÓA 22B
CHƯƠNG TRÌNH HUẤN
LUYỆN
Sau
khi K22A mãn khóa, ngôi trường như vắng vẻ hẳn đi, nhất là tình bạn đồng khóa
sau 2 năm chung sống, với bao kỷ niệm, và lần chia tay này biết có dịp nào để gặp
lại nhau? Vài tuần sau, K22B đảm trách phần vụ huấn luyện 8 tuần sơ khởi cho
Khóa 24.
Sau
đó, Liên Đoàn SVSQ đổi thành Trung Đoàn SVSQ, dưới quyền chỉ huy của Trung Tá
Quân Sự Vụ Trưởng Bùi Trạch Dzần. Toàn bộ huy hiệu của Hệ Thống Tự Chỉ Huy của
SVSQ Cán Bộ cũng được thay đổi. Chín mươi hai (92) SVSQ Khóa 22 còn lại, tiếp tục
chương trình học bốn năm với nhiều hứa hẹn thử thách, với các môn học Quân Sự, Văn
Hóa và Lãnh Đạo Chỉ Huy.
Văn Hóa
Chương
trình 4 năm đòi hỏi SVSQ phải nỗ lực làm việc, học tập và thực tập thật nhiều mới
có đủ điều kiện vượt qua các kỳ thi. Chương trình văn hóa dựa theo chương trình
huấn luyện của Trường Võ Bị West Point, Hoa Kỳ (United States Military Academy).
Từ
khi Khóa 24 nhập học, nhà trường ấn định giờ tự học ban đêm là từ 8:00 giờ tối,
mọi hình phạt khóa đàn em đều bị cấm, các khóa phải ngồi vào bàn học. SVSQ cán bộ
đi kiểm soát từng phòng khóa đàn em. SQ cán bộ sẽ kiểm soát khóa đàn anh 22B. Trong
giờ tự học, có giáo sư Văn Hóa Vụ trực tại Trường, để SVSQ có thể hỏi bài khi cần.
Quân Sự
Đầu
năm thứ ba, K22B được chia làm hai đợt, để hưởng phép một tháng. Khi Việt Cộng
tấn công vào dịp Tết Mậu Thân, lực lượng cơ hữu của trường chỉ còn 46 SVSQ K22B
và Khóa 24 (Khóa 23 đi phép và Khóa 24 mới xong Mùa TKS.) Tuy nhiên tất cả giữ
vững vị trí, và sau đó mở những cuộc phản công để nới rộng vùng an ninh ra bên ngoài.
Cũng
do thiếu kinh nghiệm và trong tình trạng khẩn cấp, SVSQ không kịp chuẩn bị quân
trang và lương thực; nên đã bị lạnh, và lương thực không được cung cấp đầy đủ trong
lúc hành quân. May nhờ dân chúng hết lòng giúp đỡ trong những ngày đầu, sau đó thì
hệ thống tiếp tế của nhà trường mới hoạt động điều hòa trở lại.
SVSQ
hành quân cả tháng, với súng trung liên BAR, lựu đạn, súng Garand M-1, súng
phóng lựu thời đệ nhị thế chiến, nhưng tinh thần chiến đấu rất cao, chu toàn mọi
nhiệm vụ một cách tốt đẹp.
Sau
biến cố Mậu Thân, K22B được trao nhiệm vụ huấn luyện Quân Sự Học Đường cho sinh
viên Trường Chính Trị Kinh Doanh thuộc Viện Đại Học Đà Lạt. Đây là dịp để SVSQ
thi thố khả năng lãnh đạo chỉ huy, trình độ kiến thức về quân sự lẫn văn hóa,
trước các người bạn sinh viên dân sự. K22B đã tạo được niềm tín phục đối với
các bạn sinh viên Đại Học Đà Lạt.
Ngoài
những môn học chính về Văn hóa và Quân sự, K22B còn tham dự những buổi thuyết
trình chuyên môn về chính trị, kinh tế, ngoại giao. Về giao tế dân sự, SVSQ được
chuyên viên (của Ban Nghi Lễ Bộ Ngoại Giao) từ Sài Gòn lên hướng dẫn, về các đề
tài như nghi thức giao tế, phong cách ăn uống, tiếp tân, v.v. Đây là những bài
huấn luyện hấp dẫn nhất của năm thứ tư.
Thể Chất
Về
việc huấn luyện thể chất, trong thời gian này Khoa Thể Chất chỉ dạy duy nhất môn
võ thuật Tae-Kwon-Do cho SVSQ. Kết quả trước ngày mãn khóa, K22B là khoá đầu
tiên có mười SVSQ có đẳng cấp Huyền Đai Đệ Nhất Đẳng và được cấp phát Chứng Chỉ
Đẳng do Tổng Cuộc Tae-Kown-Do Đại Hàn tại Viêt Nam cấp.
Thực Tập Chỉ Huy
Mùa
hè năm thứ tư, K22B thực tập chỉ huy ở Trung Tâm Huấn Luyện Chi Lăng và tham
gia Chiến Dịch Phượng Hoàng, Bình Định Nông Thôn trên khắp bốn Vùng Chiến Thuật.
• Tại Trung Tâm Huấn Luyện Chi
Lăng (Thất Sơn, Châu Đốc), SVSQ đi theo các
đại đội tân binh đang được huấn luyện tại Trung Tâm, thực tập đu dây tuột núi.
• Tại Tỉnh Bến Tre, SVSQ được phân phối đến các quận như: Giồng Trôm, Bình Đại,
Cai Lậy, Mỏ Cày theo các đơn vị Địa Phương Quân hay đến các nơi đóng đồn của
Nghĩa Quân. Do chương trình đi thực tập chỉ huy, nên K22B không có chương trình
đi thụ huấn Rừng Núi Sình Lầy ở Trung Tâm Huấn Luyện Biệt Động Quân Dục Mỹ. Sau
những tháng thực tập, K22B trở về Trường, để thi mãn khóa các môn học, và chuẩn
bị làm lễ tốt nghiệp, sau 4 năm dài đầy vất vả.
LỄ TRUY ĐIỆU CỦA
KHÓA 22B
Lễ
Truy Điệu Truyền Thống được cử hành trang nghiêm vào đêm Thứ Năm ngày 11 tháng
12 năm 1969, dưới sự chủ tọa của Thủ Tướng Chính Phủ VNCH Trần Thiện Khiêm,
cùng với sự hiện diện cuả Thiếu Tướng Chỉ Huy Trưởng TVBQGVN, quy vị Tướng
Lãnh, và quan khách cũng như thân nhân của các SVSQ. K22B cùng SVSQ Khóa 23,
Khóa 24 và Khóa 25 trong quân phục đại lễ mùa Đông, nghiêm chỉnh trong vị trí
hành lễ, tại Vũ Đình Trường Lê Lợi, để chuẩn bị cho buổi lễ.
Sau
phần đón tiếp quan khách và Lễ Chào Quốc Kỳ, Lễ Truy Điệu Truyền Thống bắt đầu
với một tiếng nổ lớn, tất cả đèn nơi vị trí hành lễ đều tắt, mở đầu là Nghi Thức
Châm Lửa Thiêng tại Đài Tử Sĩ, Lễ Đặt Quân Kỳ Rũ, tiếp theo là phần xướng thanh
bài "Chiến Sĩ Trận Vong" của trường. Lễ Truy Điệu được kết thúc sau
phần đại diện các khóa đặt vòng hoa tại Đài Tử Sĩ.
Đèn
được bật sáng trở lại, và sau cùng là Lễ Tiễn Đưa Quan Khách. Trung đoàn SVSQ
trở về doanh trại, để chuẩn bị cho ngày Lễ Mãn Khóa sáng hôm sau.
LỄ MÃN KHÓA CỦA KHÓA 22B
Lễ
Mãn K22B được trang trọng cử hành vào sáng ngày thứ sáu 12 tháng 12 năm 1969 dưới
sự chủ tọa cuả Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu cùng với sự hiện diện của Phó Tổng
Thống, nhị vị Chủ Tịch Lưỡng Viện Quốc Hội, Chủ Tịch Giám Sát Viện, Thủ Tướng
Chánh Phủ, Ngoại Giao Đoàn, Quy Tướng Lãnh Việt Nam và Đồng Minh, quan khách,
thân nhân của SVSQ K22B và một số đồng bào Thị Xã Đà Lạt.
Sau
phần Nghi Lễ Thượng Nghinh và Lễ Chào Quốc Kỳ, Tổng Thống, Phó Tổng Thống, Tổng
Trưởng Quốc Phòng cùng Đại Tướng Tổng Tham Mưu Trưởng QLVNCH, với sự tháp tùng
của Thiếu Tướng Chỉ Huy Trưởng TVBQGVN và SVSQ Thủ Khoa, bắt đầu cuộc duyệt
binh qua các đơn vị SVSQ các K22B, 23, 24 và 25.
Kết
thúc lễ duyệt binh, Thiếu Tướng Chỉ Huy Trưởng trình diện lên Tổng Thống SVSQ
K22B và SVSQ Thủ Khoa. Tiếp đến Tổng Thống gắn cấp bậc Thiếu Úy và trao cung
tên cho Thủ Khoa Nguyễn Đức Phống. Sau đó, Sĩ Quan Cán Bộ, Sĩ Quan Quân Sự Vụ
và Văn Hóa Vụ lần lượt gắn cấp bậc Thiếu Úy cho các SVSQ K22B.
Trong
phần nghi lễ đặt tên Khóa, Tổng Thống đã quyết định đặt tên cho K22B là Khóa
Trương Quang Ân (nguyên là Thủ Khoa Khóa 7 TVBQGVN và là Tư Lệnh Sư Đoàn 23 Bộ
Binh). Tiếp đến là nghi lễ bắn cung của Sĩ Quan Thủ Khoa, tượng trưng cho chí
“tang bồng hồ thỉ" của người Sĩ Quan Hiện Dịch, và Lễ Tuyên Thệ của các
Tân Sĩ Quan Khóa Trương Quang Ân. Sau phần tuyên thệ của các Tân Sĩ Quan, là phần
Tổng Thống VNCH ban huấn từ.
Kết
thúc Lễ Mãn Khóa là cuộc diễn hành ngoạn mục của các Tân Sĩ Quan, SVSQ các khóa,
và sau cùng là các tiết mục trình diễn võ thuật, và kịch vinh danh lịch sử oai
hùng của dân tộc Việt Nam.
Cũng
theo thông lệ hằng năm, một trong những sinh hoạt liên quan đến Lễ Mãn Khóa, là
Lễ Tiếp Tân của Tân Sĩ Quan, được tổ chức tại Phạn Xá SVSQ vào buổi trưa cùng
ngày; với sự tham dự của Tổng Thống VNCH và quan khách, Trung Đoàn SVSQ cùng
thân nhân của Tân Sĩ Quan. Đây là dịp cho Đại Gia Đình TVBQGVN được vinh dự tiếp
xúc thân mật với vị Nguyên Thủ Quốc Gia, cũng trong dịp này, các Tân Sĩ Quan từng
người một, đã được Tổng Thống trao Văn Bằng Tốt Nghiệp và tặng quà lưu niệm.
Từ trái: CSVSQ Trần Đình Ấn, CSVSQ Huỳnh Kim Chung & Gia đình
Kết
thúc những sinh hoạt liên quan của Lễ Mãn Khóa, là buổi tiệc liên hoan với phần
trình diễn văn nghệ của Biệt Đoàn Văn Nghệ Trung Ương, thuộc Tổng Cục Chiến Tranh
Chánh Trị, được diễn ra vào buổi tối cùng ngày; với sự tham dự của Thiếu Tướng Chỉ
Huy Trưởng cùng toàn thể Sĩ Quan Huấn Luyện Viên, Văn Hóa Vụ, Quân Sự Vụ, quân
nhân cơ hữu của Trường, Trung Đoàn SVSQ và thân nhân của Tân Sĩ Quan.
Tham
chiếu Nghị Định số 855/NĐ/QP và 2349/NĐ/QP của Thủ Tướng Chánh Phủ VNCH, và chiếu
theo quy chế huấn luyện văn hóa và quân sự 4 năm, các Tân Sĩ Quan K22B được cấp Văn
Bằng Tốt Nghiệp TVBQGVN, văn bằng này có giá trị tương đương với văn bằng kỹ sư
tốt nghiệp Trường Cao Đẳng Kỹ Thuật dân chính. Sau 12 tháng phục vụ ở đơn vị sẽ
được thăng cấp Trung Úy Bậc 4.
KHÓA 22B VÀ CÁC
CHƯƠNG TRÌNH HẬU TỐT NGHIỆP
Nằm
trong khuôn khổ của Chương Trình Hiện Đại Hóa QLVNCH, với Kế Hoạch Phát Triển
và Xây dựng Kinh Tế Hậu Chiến của Chánh Phủ, sau khi Quân Đội Hoa Kỳ và Đồng
Minh rút khỏi Việt Nam. Bộ Tổng Tham Mưu QLVNCH, Tổng Cục Quân Huấn, chiếu đề
nghị của TVBQGVN, đã tuyển chọn một số SVSQ K22B (và tương lai cho các khóa kế
tiếp) hội đủ điều kiện văn hóa, theo học chương trình hậu đại học tại Hoa Kỳ.
Cuối
năm thứ tư, Văn Hoá Vụ chọn 18 SVSQ K22B cho chương trình đào tạo giảng viên đại
học tương lai cho Trường Võ Bị. Khoảng một năm sau khi trình diện các đơn vị
chiến đấu, các Sĩ Quan nầy nhận Sự Vụ Lệnh của Bộ TTM, về Sài Gòn trình diện Tổng
Cục Quân Huấn, để theo học Anh văn, chuẩn bị cho bài thi trắc nghiệm TOEFL (Test
Of English As A Foreign Language). Sau một năm học Anh Văn, một số Sĩ Quan đã
được gởi qua Hoa Kỳ vào mùa Hè năm 1971 và năm 1973, theo học các trường đại học
với chương trình Cao Học (Master Degrees). Hai sĩ quan đậu Cao Học về History
và Political Science, trở về trình diện TVBQGVN trước ngày 30-04-1975. Năm sĩ
quan còn lại đậu Cao Học với các ngành Engineering khác nhau, và ở lại Hoa Kỳ
sau ngày mất nước.
Trong
khi đó, cũng nằm trong Chương Trình Hiện Đại Hóa QLVNCH, Tổng Cục Quân Huấn phối
hợp cùng Cục Công Binh, đã tuyển chọn một số Sĩ Quan Hiện Dịch của K22B (dự kiến
tiếp tục trong tương lai cho các Sĩ Quan Hiện Dịch các khóa kế tiếp của TVBQGVN),
thuyên chuyển sang Cục Công Binh, để theo học Khóa 1 Cao Đẳng Kỹ Thuật Công
Binh (CĐKTCB).
Đây
là khóa huấn luyện nhằm đào tạo lớp kỹ sư Công Binh đầu tiên cho binh chủng, với
kế hoạch cho thời hậu chiến, nhằm mục đích trong tương lai, thay thế dần các kỹ
sư dân chính bị động viên hay trưng dụng, đang phục vụ trong binh chủng Công Binh.
Khóa
1 CĐKTCB chính thức khai giảng ngày 15 tháng 4 năm 1971 tại Trường CĐKTCB nằm cạnh
Cục Công Binh, trong khuôn viên Trại Đào Duy Từ, với 29 Sĩ Quan K22B cùng một số
Sĩ Quan Công Binh cơ hữu và các binh chủng khác. Học viên Khóa 1 CĐKTCB được
phân phối theo hai ngành: Kiều Lộ và Tạo Tác, thời gian huấn luyện quy ịnh là 2
năm, kể cả thời gian thực tập sau khi tốt nghiệp trước khi được phân phôí về
các đơn vị.
Một
điểm cần ghi nhận liên quan đến khóa huấn luyện đầu tiên này, là nhằm mục đích
tạo uy tín cho các học viên sau khi tốt nghiệp, cũng như có được khả năng kỹ
thuật chuyên môn vững chắc. Trường CĐKTCB ngoài ban giảng huấn căn bản từ Trung
Tâm Quốc Gia Kỹ Thuật Phú Thọ, cũng như từ Sở Kỹ Thuật Cục Công Binh, Trường đã
mời thêm một số giảng viên là những viên chức cao cấp đương nhiệm thuộc Bộ Công
Chánh (Tổng Giám Đốc Tổng Nha Kiến Thiết, Giám Đốc Nha Công Thự, Phó Giám Đốc
Nha Cấp Thủy, Chánh Sự Vụ Sở Nghiên Cứu Vật Liệu Phú An), ngoài ra cũng ghi nhận
nhiệt tình hướng dẫn của Gíáo Sư Phan Ngọc Thể, Ph.D., Cựu Giám Đốc Trung Tâm
Quốc Gia Kỷ Thuật Phú Thọ.
Lễ
Mãn Khóa Khóa 1 CĐKTCB được cử hành vào ngày 07 tháng 09 năm 1972 dưới sự chủ tọa
của Trung Tướng Phan Trọng Chinh, Tổng Cục Trưởng Tổng Cục Quân Huấn, cùng với
sự hiện diện của Đại Tá Nguyễn Văn Chức, Cục Trưởng Cục Công Binh, Đại Tá Phan
Văn Điển, Chỉ Huy Trưởng Trường Công Binh kiêm Giám Đốc Trường CĐKTCB, cùng quy
vị giáo sư, cố vấn Hoa Kỳ và quan khách.Tất
cả 29 Sĩ Quan K22B đều tốt nghiệp và đã đạt được nhiều thứ hạng danh dự của
khóa học, Thủ khoa K1 CĐKTCB là Quách Vĩnh Hoà.
Sau
khi tốt nghiệp và hoàn tất thời gian thực tập ấn định, các Sĩ Quan K22B của K1/CĐKTCB
được phân phối về phục vụ tại các Liên Đoàn Công Binh Kiến Tạo, hay Chiến Đấu
và các Sở Công Binh Tạo Tác trên toàn lãnh thổ VNCH, và đã mang lại niềm hãnh
diện cho tập thể Sĩ Quan Hiện Dịch xuất thân từ TVBQGVN.
Sách TDLS/TVBQGVN