TRƯỜNG VÕ BỊ QUỐC
GIA VIỆT NAM
SƠ LƯỢC
Nhập Trường: 12-12-1966
Số Ứng Viên Nhập Trường: 282
Mãn Khóa: 18-12-1970
Chủ Tọa Lễ Mãn Khóa: Tổng Thống
Nguyễn Văn Thiệu
Số Sĩ Quan Tốt Nghiệp: 241
Tên Khóa: Nguyễn Đức Phống
Thủ Khoa: Trần Vĩnh Thuấn
Trường Mẹ, Trường Võ Bị Quốc Gia
Việt Nam (TVBQGVN), là nơi mà quý đàn anh, đàn em cùng chúng tôi, đã một thời
rũ áo thư sinh, bước vào để được rèn luyện nên những người sĩ quan đa năng đa
hiệu, đem hết tài năng phụng sự tổ quốc và dân tộc Việt Nam mến yêu.
Nói về Trường Mẹ, chắc quý vị
cũng đồng ý rằng: “Nói mãi cũng không bao giờ hết”, bởi đó không những là nơi
đã đào luyện chúng ta thành những sĩ quan ưu tú cho Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa
(QLVNCH) mà còn tạo dựng cho chúng ta tình huynh đệ đồng môn bất diệt, khắng
khít mãi mãi trong niềm tương kính. Nhờ đâu? Nhờ từ giây phút đầu tiên khi bước
chân vào lò luyện thép, chúng ta đã chỉ biết thi hành lệnh của khóa đàn anh.
Lúc ấy đoàn trai trẻ chúng tôi
còn mặc quần áo dân sự, với những mái tóc dài bay bướm, tâm hồn phơi phới trong
nhạc khúc quân hành, hùng dũng bước qua cổng Nam Quan, để rồi…“tá hoả tam tinh”
như sét đánh ngang tai, vì những tiếng thét: “Chạy theo tôi! Tà tà chống đối
sao anh? Chạy mau lên, mau lên! “Bò xuống, lăn tròn cho tôi coi!”… Những khuôn
mặt “hung thần” vây vòng, quay tít chung quanh với những chiếc nón nhựa bóng
loáng, che sụp không thấy ánh mắt, làm tan biến hết chút tàn lực kháng cự nào
có thể manh nha. Rồi đến đêm, các cán bộ đàn anh, những người ban ngày với
khuôn mặt “hung thần”, lặng lẽ vào phòng kéo chăn đắp lại cho tân khóa sinh đàn
em, mà vì quá mệt mỏi nên không kịp đắp. Và từ đó, chúng tôi đã được đào luyện
từ bước chân, nhịp thở, từ cách ghìm súng ến chiến thuật, chiến lược, nghệ thuật
lãnh đạo chỉ huy, cùng những kiến thức tạo nên một mẫu người trí thức trong bộ
quân phục, phụng sự Quốc Gia Việt Nam dưới lá cờ vàng ba sọc đỏ rực rỡ uy nghi,
tim óc luôn luôn ấp ủ phương châm ghi nhớ từ Trường Mẹ: "TỰ THẮNG ĐỂ CHỈ
HUY" bên cạnh ba tín niệm “TỔ QUỐC - DANH DỰ - TRÁCH NHIỆM”, thấm nhuần lý
tưởng “VÌ NƯỚC QUÊN MÌNH.” Con số “23” mà mãi mãi về sau toàn thể cựu Sinh
Viên Sĩ Quan (SVSQ) Khoá 23 (K23) sẽ không bao giờ quên. Con số 23 đánh dấu một
sự đổi đời to lớn nhất của gần ba trăm thanh niên Việt: Rời bỏ cuộc sống dân sự
bình an để dấn thân vào đời binh nghiệp đầy hiểm nguy và gian khổ.
Gần giữa thập niên 1960, Cộng
Quân Bắc Việt đã đưa những sư đoàn quân chính quy vào Miền Nam, tung ra những
trận đánh lớn, để mong xâm chiếm lãnh thổ trù phú, thịnh vượng của Miền Nam Việt
Nam, hầu cướp đoạt mọi tài nguyên để nuôi sống cho chế độ tàn bạo, vô nhân, đã
tàn phá cùng kiệt xã hội Miền Bắc Việt Nam.
Hơn một năm trước khi có lệnh Tổng Động Viên (1968), từ giữa năm 1966, theo tiếng gọi của Non Sông, hàng ngàn thanh niên trên khắp Miền Nam Việt Nam hăng hái nạp đơn xin thi tuyển vào K23 SVSQ Hiện Dịch của Trường Võ Bị Quốc Gia Vịêt Nam. Họ là những người trai tuổi đời từ 18 đến 22, có văn bằng Tú Tài II ban Toán hay Khoa Học Thực Nghiệm, không can án và cao 1m60 trở lên. Trong số này chỉ có 282 người đã trúng tuyển làm ứng viên. Đó là “Khóa 23” chúng tôi.
Ngày 4/12/1966 là hạn cuối cùng để
các ứng viên đến trình diện các Quân Vụ Thị Trấn tại địa phương gần nhà như: Đà
Nẵng, Nha Trang, Cần Thơ, Sài Gòn, nơi các SVSQ Cán Bộ Khóa 22 chờ sẵn để tiếp đón.Hơn một năm trước khi có lệnh Tổng Động Viên (1968), từ giữa năm 1966, theo tiếng gọi của Non Sông, hàng ngàn thanh niên trên khắp Miền Nam Việt Nam hăng hái nạp đơn xin thi tuyển vào K23 SVSQ Hiện Dịch của Trường Võ Bị Quốc Gia Vịêt Nam. Họ là những người trai tuổi đời từ 18 đến 22, có văn bằng Tú Tài II ban Toán hay Khoa Học Thực Nghiệm, không can án và cao 1m60 trở lên. Trong số này chỉ có 282 người đã trúng tuyển làm ứng viên. Đó là “Khóa 23” chúng tôi.
Ngày 5/12/1966, toán đầu tiên K23
nhập trường, gồm các ứng viên đến từ Vùng 3 và 4 Chiến Thuật được vận chuyển bằng
phi cơ quân sự từ Cần Thơ và Sài Gòn đến phi trường Liên Khương, Đà Lạt. Sau đó
hơn 200 ứng viên được đưa đến Hội Quán SVSQ của TVBQGVN để làm thủ tục nhập trường.
Các ứng viên được chia làm 8 Đại
Đội. Đại Đội A, B, C và D ở Tiểu Đoàn 1; Đại Đội E, F, G và H ở Tiểu Đoàn 2. Mỗi
người được phát chiếc thẻ ghi tên họ, danh số và đại đội, mà SVSQ cán bộ Khóa
22, khi tiếp đón giải thích, là dùng để ghi nhớ đơn vị. Thực ra đó là tấm danh
bài để “tìm xác” và khiêng về đơn vị, những chú “lính mới” nào ngất xỉu trong
trận hành xác nhập trường sắp diễn ra trong giây phút sắp đến. Nào ai biết, nào
ai hay!
Ngày 12/12/1966, nhóm ứng viên thứ hai được phi cơ quân sự đưa
từ Vùng 1 Chiến Thuật vô nhập trường.
Tuy ngày 12/12/1966 được chọn là
ngày khai giảng chính thức của K23, nhưng ngay từ sáng ngày 5 tháng 12, những
chàng trai dân chính, thư sinh đã hăng hái bước qua Cổng Nam Quan trong tiếng
nhạc quân hành hùng tráng làm náo nức lòng trai, để rồi sau đó “kinh hoàng” đón
nhận những khẩu lệnh “hung hãn”, nghiêm khắc, mở đầu cho giai đoạn “tám tuần sơ
khởi Tân Khóa Sinh.” Đây là một “truyền thống,” một kỷ niệm đầu đời không bao
giờ quên được của tất cả mọi sĩ quan tốt nghiệp từ TVBQGVN. Và vô hình chung, một
thành quả phát sinh mà không ai ngờ được, là chính tám tuần sơ khởi này đã là sợi
dây vô hình nối kết thành “tình Võ Bị” tự lúc nào.
CHƯƠNG TRÌNH HUẤN
LUYỆN 4 NĂM CỦA KHÓA 23
Mỗi năm học được chia làm hai
mùa:
- Mùa Quân Sự từ giữa tháng 12 đến
tháng 3.
-
Mùa Văn Hóa từ tháng 3 đến giữa tháng 12.
Tùy mỗi năm, một tháng đi phép thăm gia đình có thể được xếp chen vào khoảng thời gian giữa hai mùa học. Lúc K23 nhập học, các đàn anh Khóa 21 vừa ra trường trước đó 10 ngày, nên trong trường chỉ còn lại hai Khóa 22 và K23.
NĂM THỨ I
Mùa Quân Sự Năm
Thứ I
Mùa Quân Sự năm đầu tiên cũng
chính là mùa Tân Khóa Sinh (TKS) được chia ra làm hai đợt.
Đợt I: SVSQ Cán Bộ Tiểu Đoàn Trưởng,
niên trưởng Võ Tấn Phỉ E22 cùng với những “hung thần” như Trần Văn Ni C22, Từ
Khánh Sinh C22, Nguyễn Ngọc Khoan C22, Nguyễn Văn Mùi E22, Phạm Quang Liêm A22…
đã làm cho TKS K23 tiêu điều xơ xác.
Đợt II: Sau giờ phút chia tay với
cán bộ TKS đợt I đầy cảm động, với những lời “nhắn nhủ” mà thực chất là đầy “hù
doạ” của các đàn anh, SVSQ Cán Bộ Tiểu Đoàn Trưởng TKS đợt II, niên trưởng Trương
Văn Minh D22, lên bục. Lệnh phạt của hung thần giáng xuống: Chạy 8 vòng sân cỏ
trung đoàn, để “ra mắt” hệ thống cán bộ TKS đợt II. Nhờ qua đợt I, thể chất chúng
tôi đã quen với những lệnh phạt hành xác đủ kiểu, sức khoẻ tăng tiến gấp mấy lần,
nên không thấy xơ xác tiêu điều như ngày nhập trường “lịch sử!”
Mùa Tân Khóa Sinh là một tiến
trình lột xác, từ một thanh niên dân chính yếu đuối để trở thành một quân nhân
mạnh mẽ, cường tráng, chịu đựng dẻo dai. Ngày đầu chạy từ cột cờ Trung Đoàn tới
Phạn Xá đã thở dốc, bước đi muốn không nổi. Qua đợt II, TKS K23 đã chạy bộ ba
vòng Alpha thật dễ dàng, tấn công Đồi Bắc trong vòng mười phút, hoàn tất lệnh
phạt tám giai đoạn trong một giờ, nhịp thở vẫn điều hòa trong lồng ngực nở nang
nhờ hằng trăm cái “hít đất” mỗi ngày.
Những ngày cuối cùng của mùa TKS,
chúng tôi có thể chạy tám Vòng Alpha mà không thấy mệt mỏi chút nào (một vòng
Alpha khoảng 1,5km). Những anh chàng dân chính ốm yếu đều “lên k.” rõ ràng,
nhưng mấy anh béo mập thì lại giảm cân đáng kể! Là TKS thì không bao giờ được
đi thong thả, mà chỉ biết chạy, bò, lăn, đi vịt, hít đất, nhảy xổm... Kể cả
trong giờ ăn và giờ ngủ vẫn có thể phải thi hành lệnh phạt, nếu anh bị coi là
“tà tà, tránh né, tiểu xảo.” TKS của TVBQGVN chỉ biết “tuyệt đối tuân lệnh”
không cần biết lý do, không khiếu nại. Ngoài ra kỷ niệm đáng nhớ của TKS còn
có: ăn vuông góc (nâng bát cơm từ bàn lên thẳng ngang mặt rồi đưa vào miệng làm
thành một góc vuông), đi đổi hướng theo góc vuông, gập cằm phải có ba ngấn,
chào tay phải
giữ bàn tay và cánh tay thật thẳng
và… đẹp. Môn cơ bản thao diễn giúp TKS chỉ sau hai tháng đã đi đứng hiên ngang,
thẳng lưng, mắt nhìn thẳng, gót chân chạm đất là đầu gối phải thẳng, như một
“chàng trai Võ Bị.” TKS học các kỹ thuật tác chiến cá nhân, chiến thuật cấp tiểu
đội, trong đó kỹ thuật tìm điểm đứng của Khoa Địa Hình đã gây rất nhiều thích
thú, vì môn học này, giúp TKS cảm thấy như mình đã trở thành cấp chỉ huy thực sự,
có thể dẫn một đơn vị xuyên rừng tìm đánh đúng mục tiêu! Thật là thú vị.
Ngày 4/2/1967 TKS K23 chinh phục
Lâm Viên, đỉnh núi cao nhất của Đà Lạt với cao độ 2.167 mét, so với cao độ của
Trường Mẹ là 1.515 mét. Đây cũng là một truyền thống để TKS chứng minh sức chịu
đựng bền bỉ dẻo dai sau tám tuần sơ khởi, thừa sức hoàn thành nhiệm vụ một chiến
binh của Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa.
Buổi tối cùng ngày dưới ánh nến
lung linh, trong các phòng của TKS, là nghi lễ trao găng tay, mũ và thắt lưng cổ
truyền. Sau đó là Lễ Gắn Alpha tại Vũ Đình Trường Lê Lợi dưới sự chủ tọa của Chỉ
Huy Trưởn g - Đại Tá Đỗ Ngọc Nhận - cùng các sĩ quan cơ hữu của trường. Đây là
lần đầu tiên TKS K23 được thấy toàn thể các sĩ quan của TVBQGVN. Trong buổi lễ này Đại Tá Chỉ Huy Trưởng
tuyên bố chấp nhận TKS K23 trở thành SVSQ K23 TVBQGVN.
Thành Phần Sĩ
Quan Chỉ Huy và Cán Bộ
Khi K23 nhập trường năm 1966 thì
thành phần Sĩ Quan Chỉ Huy và Cán Bộ gồm có:
• Chỉ Huy Trưởng: Đại Tá Đỗ Ngọc
Nhận
• Văn Hóa Vụ Trưởng: Hải Quân
Trung Tá Nguyễn Vân
• Liên Đoàn Trưởng Liên Đoàn
SVSQ: Thiếu Tá Lê Duy Chất
• Tiểu Đoàn 1: Đại Úy Trần Mộng
Di (Tiểu Đoàn Trưởng)
o Trung Úy Tôn Thất Thuận (Đại Đội
A)
o Trung Úy Lê Hữu Khái (Đại Đội
B)
o Trung Úy L. Văn Mẹo (Đại Đội C)
o Trung Úy Đinh Văn Tôn (Đại Đội
D)
• Tiểu Đoàn 2: Đại Úy Phạm Quang
Mỹ (Tiểu Đoàn Trưởng)
o Trung Úy Phạm Xuân Thất (Đại Đội
E)
o Trung Úy Phan Thanh Trân (Đại Đội
F)
o Trung Úy Hoàng Công Trúc (Đại Đội
G)
o Trung Úy Nguyễn Hoàng (Đại Đội
H).
Một ngày đáng nhớ: 5/2/1967, lần
đầu tiên K23 được phép dạo phố tại thành phố Đà Lạt. Buổi chiều sau khi trở về
lại trường, SVSQ K23 “được” thi hành lệnh phạt tập thể vì những “tội” mà thực
ra không ai vi phạm trong ngày đi phố. Đây cũng là một “truyền thống” của
TVBQGVN để nhắc nhở SVSQ luôn luôn phải tôn trọng kỷ luật, và nêu cao tác phong
của người SVSQ, dù ở trong hay ngoài quân trường.
Mùa Văn Hóa Năm
Thứ I
Mùa Văn Hóa gồm hai lục cá nguyệt.
Mỗi lục cá nguyệt có ba giai đoạn, mỗi giai đoạn sáu tuần lễ. Cuối mỗi tuần,
giai đoạn, lục cá nguyệt đều có các kỳ sát hạch, được SVSQ gọi là “thi cuối tuần,
thi giai đoạn, thi bán niên, thi toàn niên”.
Giảng
viên của Truờng Võ Bị Quốc Gia là các giáo sư dân sự và quân đội.
Điểm trung bình về học lực mà người
SVSQ phải đạt là 2.5/4.0, tương đương với 12,5/20 của đại học dân sự. Trong tuần,
SVSQ phải ngồi vào bàn học của phòng mình, trong 2 giờ tự học mỗi buổi tối, năm
ngày một tuần.
Chương trình văn hóa có tổng cộng
50 môn, trong thời gian khoảng 2.970 giờ, không kể những giờ thực tập phụ trội
• Toán (6 môn):
Giải tích 1A, 1B, 2A, 2B, 3 và Thống
Kê.
• Khoa Học (5 môn):
Vật L. 1, 2, Tân Vật-L., Hóa-Học
Vô-Cơ, Hữu-Cơ.
• Anh Văn (5 môn):
Anh-Ngữ 1, 2, 3, 4 và Anh-Ngữ
Quân-Sự.
• Nhân Văn (5 môn):
Văn-Chương VN 1, 2, Sử Âu-Mỹ, Sử
Á-Việt và Quân-Sử.
• Khoa Học Xã Hội (8 môn):
Tư-Tưởng Chính-Trị, Tâm-L.,
Lãnh-Đạo Chỉ-Huy, Chính-Thể Hiện-Đại, Bang Giao Quốc Tế, Luật, Hành-Chánh
Công-Quyền, Quản-Trị, Kinh-Tế.
• Kỹ Thuật Điện (5 môn):
Mạch Điện, Điện Tử, Hệ Thống Phân
Tích, Điện Khí 1, 2.
• Cơ Khí (6 môn):
Cố Thể 1, 2, 3, Lưu Chất 1, 2,
Máy Đẩy.
• Công Chánh (5 môn):
Trắc Lượng 1, 2, Kiến Tạo 1, 2.
• Kỹ Thuật Quân Sự (5
môn):
Xa Lộ, Phi Trường, Quân Cụ, Canh
Nông, Khí Tượng.
Với chương trình văn hóa như vậy,
người SVSQ tốt nghiệp được cấp văn bằng tương đương với văn bằng Kỹ Sư Tốt Nghiệp
Trường Cao Đẳng Kỹ Thuật Dân Chính.
Trong Mùa Văn Hóa, các SVSQ tám đại
đội thay phiên canh gác, ứng chiến vào ban đêm ở các trạm gác, cổng Nam Quan, Bộ
Chỉ Huy và các vị trí trên vòng đai phòng thủ quanh trường.
Ngày 1/11/1967 K23 về Sài Gòn
tham dự diễn hành Quốc Khánh. Trong cuộc diễn hành này TVBQGVN đã đoạt giải nhất
đồng hạng với Trường Thiếu Sinh Quân.
NĂM THỨ II
Mùa Quân Sự Năm
Thứ II
Khóa 23 được học tập để đạt khả
năng chỉ huy và điều động cấp trung đội, thực tập các chiến thuật tấn công
phòng thủ, viễn thám, song song với các môn vũ khí và địa hình.
Sau Mùa Quân Sự năm thứ II, ngày
27/1/1968 tất cả K23 lần đầu tiên được rời trường với 28 ngày phép. Đây cũng là
thời điểm khởi đầu sự gian nguy trong đời binh nghiệp của mình. Rồi đến Tết Mậu
Thân, cộng quân đã bất chấp lệnh ngưng bắn trong những ngày Tết thiêng liêng của
dân tộc, để tổng tấn công trên toàn lãnh thổ Việt Nam Cộng Hòa.
Cộng quân đã chiếm đóng và cố thủ
thành phố Huế trong 26 ngày, tàn sát hàng ngàn quân dân cán chính. Cuối cùng
các chiến sĩ Nhảy Dù, Thủy Quân Lục Chiến (TQLC), Biệt Động Quân, Sư Đoàn 1 Bộ
Binh, và TQLC Hoa Kỳ đã đẩy lui giặc cộng ra khỏi Thành Phố Huế. Nhưng Huế đã
trở thành một thành phố mang đầy khăn tang với hơn 7.000 dân quân cán chính bị
cộng quân sát hại. Trong số đó có ba SVSQ K23 là: Võ Văn Dung, Đoàn Đại Đề và
Phan Tốn bị thảm sát, SVSQ Hồ Văn Quỳnh và Nguyễn Đăng Đức đã thoát chết trong
gang tấc vào sáng mùng một Tết tại nhà. Cộng quân đã “gây nợ máu” với K23 kể từ
mùa Xuân năm 1968.
Tháng 6/1968 Thiếu Tướng Lâm
Quang Thi thay thế Đại Tá Đỗ Ngọc Nhận làm Chỉ Huy Trưởng TVBQGVN và đã đề nghị
K23 được thụ huấn nhảy dù vào Mùa Quân Sự năm thứ III.
Mùa Văn Hóa Năm
Thứ II
Tiếp tục học theo chương trình
văn hóa 4 năm. (Chi tiết như năm I) Dù ban đêm phải ứng trực làm lính gác giặc,
nhưng chương trình văn hóa năm thứ II lại không nhẹ nhàng, K23 đã bở hơi tai với
các môn học như đã nói ở trên. Một số các bạn cùng khóa đã phải rời trường sau
năm thứ I, vì thiếu điểm văn hóa, khiến những người còn lại phải cố gắng “Tự Thắng”,
chăm chỉ học hành hơn.
Năm Thứ III
Mùa Quân Sự Năm
Thứ III
Học chương trình quân sự chiến
thuật và chỉ huy cấp đại đội bộ binh, chiến thuật trực thăng vận, nhị thức bộ
binh-thiết giáp, các loại vũ khí nặng như súng cối, đại bác không giật và điều
chỉnh tác xạ pháo binh.
Tiểu đoàn 1 SVSQ tham dự Chiến dịch
Bình Định Nông Thôn tại Bà Điểm (18 Thôn Vườn Trầu) và Thực Tập Đơn Vị tại
Trung Tâm Huấn luyện Vạn Kiếp, Phước Tuy, và sau đó thụ huấn Khóa 162 Nhảy Dù,
tại Trung Tâm Huấn Luyện Nhảy Dù Hoàng Hoa Thám, dưới sự hướng dẫn của Đại Úy
Hoàng Lê Cường. Điều đáng ghi nhớ là, quý vị huấn luyện viên của Sư Đoàn Nhảy
Dù đều ngạc nhiên và thán phục, bởi thể chấtvà nếp kỷ luật của SVSQ/TVBQGVN.
Trước khi đi thụ huấn nhảy dù, K23 phải qua một cuộc khảo hạch như chạy tốc lực
100 mét, 500 mét, leo dây, gập bụng và chạy trường lực 5 cây số với tác chiến số
6 (đầy đủ quân trang, quân dụng như khi hành quân trên chiến trường). Trong
khóa học ba tuần, mỗi buổi sáng huấn luyện viên đều dẫn TĐI/SVSQ K23 chạy sáng
5 km, quanh phi trường quân sự Tân Sơn Nhứt, và hết lời ngợi khen nhịp chạy đều và quân số 100% về
mức đến, không một ai bỏ cuộc một lần nào.
Sau thời gian huấn luyện và nhảy
4 “sauts” tại Ấp Đồn, bãi nhảy chính của Trung Tâm Huấn Luyện Sư Đoàn Nhảu Dù,
TĐI SVSQ K23 được đưa về Đà Lạt để nhảy “saut” cuối cùng trước khi nhận lãnh bằng
tốt nghiệp khóa học Nhảy Dù tại Vũ Đình Trường Lê Lợi dưới sự chủ tọa của Thiếu
Tướng Lâm Quang Thi (cùng nhảy dù với SVSQ) và các huấn luyện viên của Sư Đoàn
Nhảy Dù.
Sau “saut” nhảy biểu diễn nầy,
các SVSQ TVBQGVN càng được dân chúng ngưỡng mộ hơn. Nào ai có biết là chúng tôi
đã vô cùng lên ruột, vì chiếc phi cơ C119 chở chúng tôi ra bãi nhảy, trong khi
vào vị trí để thả dù thì bị chết một động cơ, nên chỉ còn đủ thời gian để thả
Thiếu Tướng Chỉ Huy Trưởng và bốn bạn chúng tôi xuống, còn tất cả phải tháo dây
cáp ngồi lại vị trí cũ, để phi cơ đáp khẩn cấp. Sau đó chúng tôi lại lên chiếc
phi cơ C47 khác để tiếp tục “saut” nhảy cuối cùng! Hú hồn.
Trong thời gian này K23 thuộc Tiểu
Đoàn 2 SVSQ đón nhận và huấn luyện TKS Khóa 25. Lễ Gắn Alpha cho TKS Khóa 25
xong là K23 bước vào mùa Văn Hóa năm thứ III.
Mùa Văn Hóa Năm
Thứ III
Tiếp tục học các bộ môn như các
năm I và II, với trình độ cao hơn. Điều đáng nói là các SVSQ thụ huấn 4 năm rất
xuất sắc trong các bộ môn về Toán và Khoa Học.
Chúng tôi còn nhớ có lần, một
phái đoàn sinh viên của Trường Đại Học Khoa Học Sài Gòn lên thăm Trường, đúng
vào lúc các SVSQ đang làm bài thi bán niên. Phái đoàn sinh viên của Đại Học
Khoa Học Sài Gòn nhìn đề thi của SVSQ năm thứ III và hỏi vị giáo sư phụ
trách:
- Với đề thi này các SVSQ phải mất
bao lâu mới hoàn tất?
Vị giáo sư trả lời:
- Nếu là SVSQ giỏi họ chỉ cần 1
giờ 30 phút là xong, SVSQ trung bình thì phải cần cỡ 2 giờ và nếu SVSQ kém họ
phải hoàn tất vào khoảng 2 giờ 30 phút. Các sinh viên trong phái đoàn Trường Đại
Học Khoa Học đều rất ngạc nhiên, bởi cũng đề thi như vậy, họ có thể phải mất ít
nhất là 4 giờ mới làm xong.
Họ ngạc nhiên là phải, vị giáo sư
giải thích:
- Các bạn có biết tại sao SVSQ Võ
Bị làm nhanh như vậy không?
Sau đó, vị giáo sư giới thiệu với
phái đoàn “cây thước tính.” Mỗi SVSQ đều có riêng một cây thước tính Pickett
(slide rule -thời đó chưa có máy tính calculator). Ở các trường đại học dân sự
của Việt Nam Cộng Hòa ngày ấy, rất hiếm ai có được cây thước tính như sinh viên
Võ Bị.
Năm Thứ IV
Mùa Quân Sự Năm
Thứ IV
Tháng 12/1969 sau khi Khóa 22B
mãn khóa, Tiểu Đoàn 1 SVSQ K23 đón tiếp và huấn luyện TKS Khóa 26. K23 nhận
lãnh trách nhiệm điều hành Hệ Thống Tự Chỉ Huy Trung Đoàn
SVSQ gồm Khoá 23, 24, 25 và 26.
Trong Mùa Quân Sự năm thứ IV, Tiểu
Đoàn 2 SVSQ đi thực tập chỉ huy tại Trung Tâm Huấn Luyện Quốc Gia Chi Lăng tại
Thất Sơn, Châu Đốc, và thụ huấn Khóa 184B Nhảy Dù tại Trung Tâm Huấn Luyện Nhảy
Dù Hoàng Hoa Thám, Sài Gòn.
Mùa Văn Hóa Năm
Thứ IV
Tiếp tục học phần kết thúc của
các môn học như chương trình năm I, II và III.
Đặc biệt các SVSQ nào đạt được
thành tích cao đều là ứng viên của các khóa đào tạo cho chương trình hậu chiến.
Tùy theo khả năng, sẽ được tuyển chọn du học Hoa Kỳ để được đào tạo làm giáo sư
Văn Hóa Vụ của Trường, hoặc về các ngành chuyên môn như Công Binh,
Truyền Tin …
Đêm 31/3 rạng 01/4 /1970 lợi dụng
sương mù dày đặc, Việt Cộng đã đột kích vào Trường ở hai vị trí trạm gác, cổng
Nam Quan và Bộ Chỉ Huy. Các SVSQ ứng chiến đã chống trả thật anh dũng. Kết quả:
SVSQ Bùi Lễ K26, bắn chết một tên VC, về phía ta, có SVSQ Huỳnh Kim Quang Khóa
25 và một sĩ quan Văn Hóa Vụ hy sinh. Sau đó có hai SVSQ được ân thưởng mỗi người
hai huy chương, một của Tư lệnh Quân Đoàn II và một của Hoa Kỳ: Dương Văn Thái
K24 và Bùi Lễ K26.
Khoảng một tháng sau, đặc công Cộng
Sản lại toan xâm nhập vào Trường Võ Bị lần thứ hai. Lần này chúng đã bị phục
kích bởi toán phòng thủ "tiền đồn" khi còn ở cách xa Trường. Kết quả
là khoảng một tiểu đội cộng quân đã để lại xác chết do hỏa lực của toán phục
kích và đội phòng thủ từ Đồi Bắc.
Lễ Truy Điệu Đêm
17-12-1970
Tất cả Trung Đoàn SVSQ gồm các
K23, 24, 25 và 26 đều có mặt tại Vũ Đình Trường trong quân phục đại lễ mùa
Đông. Lễ Truy Điệu cử hành với sự hiện diện của Đại Tướng Cao Văn Viên, Tổng
Tham Mưu Trưởng Quân Lực VNCH, Thiếu Tướng Chỉ Huy Trưởng, toàn thể sĩ quan cơ
hữu, và sự tham dự đông đảo của thân nhân các SVSQ K23. Đây là một buổi lễ truyền
thống của TVBQGVN.
Quang cảnh Vũ Đình Trường Lê Lợi
chìm trong bóng tối, chỉ còn ánh lửa bập bùng tại đài Tử Sĩ cùng những bó đuốc
cách khoảng đều nhau lập loè vòng quanh sân cỏ... Gió lạnh của mùa đông cao
nguyên từ các đồi thông quanh trường rít ù ù qua các thông thủy, tạo nên âm
thanh rờn rợn giữa một khung cảnh huyền ảo linh thiêng.
Buổi lễ truy điệu uy nghi trong
niềm bi tráng, diễn ra cùng tiếng sáo tiếng chiêng trống u trầm, khiến quan
khách tham dự đều cảm thấy xót xa trong nỗi xúc động tột cùng. Bài văn Truy Điệu
Truyền Thống do SVSQ Dương Hoàng Kỳ diễn đọc, và giọng ngâm của SVSQ Hoàng Văn
Diên, để tưởng niệm chư vị anh linh Chiến Sĩ Trận Vong, đặc biệt để tưởng niệm
các Sĩ Quan QLVNCH xuất thân từ Trường Mẹ, đã hy sinh vì Tổ Quốc. Trong lễ Truy
Điệu Truyền Thống, SVSQ bốn khóa hiện diện cầu xin anh linh các bực đàn anh hãy
về chứng giám, và chỉ lối đưa đường cho đoàn trai trẻ ngày mai lên đường nối
gót tiền nhân để làm cho Tổ Quốc, Non Sông thêm tỏ rạng.
Bài văn Truy Điệu và tám tuần sơ
khởi Tân Khóa Sinh là những ấn tượng sâu sắc, không thể nào quên của tất cả các
SVSQ xuất thân từ Trường Mẹ và là những mối dây nối kết Tình Võ Bị mãi tới ngày
nay, với hy vọng sẽ còn nối kết cả các hậu duệ sau này của toàn thể Cựu SVSQ
Trường Võ Bị Quốc Gia Việt Nam.
Lễ Mãn Khóa
18-12-1970
Trong buổi lễ mãn khóa, dưới sự
chủ tọa của Tổng Thống VNCH Nguyễn Văn Thiệu cùng sự tham dự của các cấp lãnh đạo
của QLVNCH, 241 SVSQ K23 đã được Thiếu Tướng Chỉ Huy Trưởng TVBQGVN long trọng
trình diện lên Tổng Thống và quan khách.
“Kính thưa Tổng Thống,
Tôi xin trân trọng trình diện lên
Tổng Thống 241 SVSQ hiện dịch Khóa 23. Các SVSQ này đã thụ huấn 4 năm tại Trường,
và hôm nay đã sẵn sàng lên đường để phục vụ Tổ Quốc và Dân Tộc. Kính thưa Tổng
Thống, xin Tổng Thống đặt tên cho Khóa 23 SVSQ Hiện Dịch.”
Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu tuyên
bố:
“Tôi quyết định, đặt tên cho K23
SVSQ Hiện Dịch là Khóa Nguyễn Đức Phống.” (Nguyễn Đức Phống là Thủ Khoa Khóa
22B mới hy sinh trước đó.)
Nghi thức gắn cấp bực Thiếu Úy
cho K23 tiếp diễn sau đó. Thủ Khoa Trần Vĩnh Thuấn hô:
“Quỳ xuống Sinh Viên Sĩ Quan!”
“Đứng dậy Tân Sĩ Quan!”
Thủ khoa bắn bốn mũi tên đi bốn
phương trời, biểu hiện chí nam nhi “tang bồng hồ thỉ” của những người trai mang
L. Tưởng Quốc Gia, “không cầu an lạc dễ dàng, mà chỉ khát khao gió mưa cùng
nguy hiểm.”
Từ đây 241 sĩ quan thực thụ của
QLVNCH đã lưu luyến rời mái Trường Mẹ thân yêu, sau 4 năm hun đúc để
trở thành những sĩ quan “Đa Hiệu” và hăng hái cất bước lên đường phục vụ Tổ Quốc và
Dân Tộc. Tân sĩ quan tốt nghiệp K23 đã được
bổ nhiệm đi phục vụ các đơn vị:
- Không quân - Sư Đoàn Thủy Quân
Lục Chiến
- Hải quân - Các Liên đoàn Biệt Động
Quân
- 10 Sư Đoàn Bộ Binh
(1-2-5-7-9-18-21-22-23-25)
- Pháo Binh
- Thiết Giáp
- Trung Đoàn 51 Bộ Binh Biệt Lập
- Nha Kỹ Thuật
- Sư Đoàn Nhảy Dù
Sau khi tốt nghiệp có 17 cựu SVSQ
K23 được gửi đi du học Hoa Kỳ trong chương trình đào tạo Giáo Sư Văn
Hóa Vụ cho TVBQGVN, với văn bằng MS hoặc MA. Đặc biệt có 3 cựu SVSQ tốt
nghiệp Ph.D. là Trần Xuân Phước, Nguyễn Văn Hiếu và Ngô Công Cẩm. Ngoài ra với
Chương Trình Hậu Chiến, một số cựu SVSQ K23 đã được Bộ TTM/QLVNCH điều động từ
các đơn vị về học 2 khóa Cao Đẳng Truyền Tin và Cao Đẳng Công Binh tại Sài
Gòn.
Những Điều Đáng
Nhớ về Khóa 23
• Khóa đầu tiên được cấp Bằng Nhảy
Dù trong thời gian thụ huấn.
• Khóa được Bộ Quốc Phòng và Bộ
Giáo Dục, chấp nhận Văn Bằng Tốt Nghiệp tương đương với Văn Bằng Kỹ Sư Tốt Nghiệp
Trường Cao Đẳng Kỹ Thuật Dân Chính.
• Khóa đầu tiên với toàn thể
khóa hoàn tất chương trình 4 năm tại Trường.
• Khóa được huấn luyện 2 khóa đàn
em là Khóa 25 và Khóa 26.
• Khóa được tham dự chương trình
Bình Định Nông Thôn và Thực Tập Chỉ Huy Đơn Vị trước khi ra trường.
• Khóa vừa tốt nghiệp là tham dự
chiến dịch cấp quân đoàn trong cuộc chiến tranh bảo vệ Tổ Quốc, đó là cuộc hành
quân Hạ Lào Lam Sơn 719, sau đó là trận Đỗ Xá ở Vùng I Chiến Thuật. Chưa đầy 3
năm phục vụ tại đơn vị, đã có những cựu SVSQ K23 được bổ nhiệm làm tiểu đoàn trưởng
như Ngô Quang Minh, Nguyễn Vũ Địch và Nguyễn Minh Châu.
Cấp Bậc Khác Thường
của Khóa 23
• Thiếu Úy "muôn năm"
Phạm Văn Chắc bị bắt làm tù binh ngay trong những ngày đầu tiên của Chiến Dịch
Hạ Lào, 1971, chưa đầy một năm sau ngày K23 tốt nghiệp, và mãi đến sau 1975 anh
mới được thả.
• Lưu Công Vũ, Trần Văn Chính thuộc
Sư Đoàn 18 Bộ Binh, Nguyễn Tiến Việt Sư Đoàn Nhảy Dù, Đoàn Trung Sơn Biệt Động
Quân, và một số cựu SVSQ K23 khác, được thăng cấp Đại Úy tại mặt trận An Lộc,
khoảng 1 năm rưỡi kể từ ngày ra trường. Riêng Lưu Công Vũ được chọn làm chiến sĩ
xuất sắc trong phái đoàn du ngoạn Đài Loan của QLVNCH.
Bài Tiểu Sử này do CSVSQ Hồ Văn Quỳnh soạn thảo,
với sự đóng góp của các bạn K23
No comments:
New comments are not allowed.